logo

Bưu chính viễn thông thuộc lĩnh vực kinh doanh nào?

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Bưu chính viễn thông thuộc lĩnh vực kinh doanh nào?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Công nghệ 10 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Trắc nghiệm: Bưu chính viễn thông thuộc lĩnh vực kinh doanh nào?

A. Sản xuất

B. Đầu tư

C. Thương mại

D. Dịch vụ

Trả lời

Đáp án đúng: D. Dịch vụ

Bưu chính viễn thông thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ.

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về bưu chính viễn thông dưới đây nhé!


Kiến thức mở rộng về bưu chính viễn thông


1. Bưu chính viễn thông là gì?

- Bưu chính viễn thông là cụm từ gọi chung hai ngành bưu chính và viễn thông.

+ Bưu chính là 1 ngành hoạt động có chức năng chuyển các thư từ, điện báo, đồ đạc từ nơi này tới nơi khác.

+ Viễn thông là 1 ngành có chức năng tạo ra mạng lưới truyền thông tin để người dùng tham gia có thể gọi điện thoại, gửi tin nhắn đến 1 người dùng khác.

- Trước đây bưu chính viễn thông là một. Khi đó hầu như bưu chính viễn thông hoạt động cho công tác giao nhận thư từ, điện báo là chính, điện thoại rất hiếm. Ngày nay 2 ngành này tách riêng, ai làm việc nấy.

- Bưu chính và viễn thông là một bộ phận trong kết cấu hạ tầng của nền kinh tế xã hội. Để không ngừng tăng cường quản lý của Nhà nước đối với công tác bưu chính và viễn thông, tạo điều kiện cho ngành Bưu điện hoàn thành tốt chức năng quản lý và kinh doanh các nghiệp vụ bưu chính và viễn thông đồng thời bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người sử dụng bưu điện. Điều lệ này quy định nội dung quản lý nghiệp vụ bưu chính và viễn thông.Mạng lưới bưu chính và viễn thông quốc gia là mạng lưới thông tin liên lạc tập trung thống nhất trong cả nước, do Nhà nước độc quyền tổ chức và giao cho ngành Bưu điện quản lý, khai thác để phục vụ nhu cầu truyền tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước các cấp, các lực lượng vũ trang, các tổ chức kinh tế, xã hội và nhân dân theo phương thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa và chế độ hạch toán kinh tế.

Bưu chính viễn thông thuộc lĩnh vực kinh doanh nào?

2. Dịch vụ bưu chính viễn thông là gì?

Khoản 7 điều 3 Luật Viễn thông 2009 quy định: “ Dịch vụ viễn thông là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng.”

Các loại dịch vụ viễn thông: Các loại dịch vụ viễn thông được quy định tại điều 3 Thông tư 05/2012/TT-BTTTT, cụ thể như sau:

- Theo đặc điểm công nghệ, phương thức truyền dẫn của mạng viễn thông, các dịch vụ viễn thông cơ bản và giá trị gia tăng quy định tại Điều 9 Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông được kết hợp với nhau thành các loại hình dịch vụ cụ thể sau đây:

+ Dịch vụ viễn thông cố định bao gồm dịch vụ viễn thông cố định mặt đất, dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh

+ Dịch vụ viễn thông di động bao gồm dịch vụ viễn thông di động mặt đất, dịch vụ viễn thông di động vệ tinh, dịch vụ viễn thông di động hàng hải, dịch vụ viễn thông di động hàng không.

- Theo hình thức thanh toán giá cước, các dịch vụ viễn thông được phân thành dịch vụ trả trước và dịch vụ trả sau:

+ Dịch vụ trả trước là dịch vụ mà người sử dụng dịch vụ viễn thông thanh toán giá cước sử dụng dịch vụ trước khi sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận giữa hai bên.

+ Dịch vụ trả sau là dịch vụ mà người sử dụng dịch vụ viễn thông thanh toán giá cước sử dụng dịch vụ sau khi sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận giữa hai bên.

– Theo phạm vi liên lạc, các dịch vụ viễn thông được phân thành dịch vụ nội mạng và dịch vụ liên mạng:

+ Dịch vụ nội mạng là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa những người sử dụng dịch vụ của cùng một mạng viễn thông

+ Dịch vụ liên mạng là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa những người sử dụng dịch vụ của các mạng viễn thông khác nhau. Các mạng viễn thông khác nhau là các mạng viễn thông khác loại của cùng một doanh nghiệp viễn thông hoặc các mạng viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông khác nhau.

- Dịch vụ viễn thông cộng thêm là dịch vụ tăng thêm tính năng, tiện ích cho người sử dụng dịch vụ viễn thông, là một phần không tách rời và được cung cấp cùng với các dịch vụ viễn thông cơ bản và giá trị gia tăng.

- Các dịch vụ viễn thông khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.


3. Vai trò của bưu chính viễn thông

- Bưu chính - Viễn thông có vai trò ngày một quan trọng hơn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đó là một ngành phục vụ công cộng, một bộ phận không thể thiếu của cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đồng thời cũng và một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào sự tăng trưởng của đất nước. Vai trò quan trọng của ngành đối với sự phát triển của đất nước. những dịch vụ cơ bàn của bưu chính viễn thông: điện thoại, điện báo, truyền dẫn số liệu, Internet, phát hành báo chí, chuyền bưu điện, bưu phẩm,vv…

- Trong sản xuất dịch vụ: bưu chính viễn thông phục vụ thông tin kinh tế giữa các nhà kinh doanh, các cơ sở sản xuất, dịch vụ, giữa nước ta với thế giới bên ngoài,...

- Trong đời sống: Ngành bưu chính viễn thông đảm bảo chuyển thư từ, bưu phẩm, điện báo và nhiều dịch vụ khác; đảm bảo thông suốt thông tin trong cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với thiên tai,...

icon-date
Xuất bản : 08/04/2022 - Cập nhật : 21/11/2022