logo

Bộ phận cây trồng bị thối nguyên nhân nào?

Cùng Top lời giải trả lời chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Bộ phận cây trồng bị thối nguyên nhân nào?” kết hợp với những kiến thức mở rộng về Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục cây trồng bị thối bộ phận rễ là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm.


Trắc nghiệm: Bộ phận cây trồng bị thối nguyên nhân nào?

A. Nhiệt độ cao

B. Vi rút

C. Nấm

D. Vi khuẩn

Trả lời

Đáp án đúng: D. Vi khuẩn

Bộ phận cây trồng bị thối nguyên nhân do vi khuẩn.

Các bệnh gây thối thân cây  là do các tác nhân gây bệnh tồn tại trong đất, gây thiệt hại năng suất nghiêm trọng. Sự tích lũy nguồn bệnh ngày càng trầm trọng khi nông dân chuyên canh cây trồng, đất thoát nước kém và bị chua, cây giống không sạch bệnh và khí hậu nhiệt đới luôn ẩm ướt cũng là một điều kiện dễ gây bệnh.


Kiến thức tham khảo về Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục cây trồng bị thối bộ phận rễ


1. Nguyên nhân cây trồng bị thối rễ

Khi cây trồng bị thối rễ, sự vận chuyển của nước và chất dinh dưỡng từ rễ đến ngọn sẽ bị cản trở, hoặc bị mầm bệnh xâm nhập truyền khắp cây, khiến cây chết dần dần.

- Đất trồng canh tác lâu năm, đất có thành phần sét, đất bị chua (pH thấp <5), đất sử dụng nhiều phân hóa học, ít sử dụng phân hữu cơ là những môi trường dễ phát triển bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi.

- Sau các đợt mưa dài ngày, đất khó thoát nước và bị nước chiếm các tế khổng lâu dài nên rơi vào tình trạng yếm khí do oi nước. Tình trạng này kéo dài làm cho rễ cây trồng cạn phải hô hấp yếm khí lâu dài, các chất độc do các tiến trình sinh hóa trong tế bào rễ sinh ra, không được oxy hoá để giải độc, tích luỹ trong tế bào và gây ngộ độc cho tế bào.

- Từ đó các tế bào ở phần rễ non, nơi các tiến trình sinh hóa xảy ra mạnh nhất, sẽ bị chết dần từng tế bào và tạo ra các mảng thối của rễ non. Nấm Fusarium solani có cơ hội xâm nhập vào rễ thông qua các vết thối này và bắt đầu tấn công dần phần rễ này. Kể từ khi bắt đầu xâm nhập cho đến khi triệu chứng bệnh thể hiện cần có thời gian ủ bệnh vài tháng, do đó ở các vườn, bệnh không xuất hiện ngay mùa mưa, lúc đất bị oi nước, mà bệnh thường xuất hiện nghiêm trọng trong đầu mùa nắng .

Bào tử nấm xuất hiện tự nhiên và nằm im trong đất. Các bào tử này chỉ bắt đầu sinh sản khi có điều kiện hỗ trợ. Các điều kiện đó bao gồm đất nén chặt, đất thoát nước kém và tưới quá nhiều. Khi nấm sinh sản, rễ cây cung cấp nguồn dinh dưỡng chính, cho phép chúng lây lan nhanh chóng.


2. Các triệu chứng của cây trồng bị thối rễ

Hầu hết các triệu chứng rõ ràng của bệnh thối rễ giống với các dấu hiệu của một đợt nhiễm sâu bệnh tiên tiến, làm cho việc chẩn đoán chính xác trở nên khó khăn hơn. Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh thối rễ bao gồm:

- Giảm dần hoặc đột ngột mà không có lý do chính xác

- Các kiểu tăng trưởng thấp còi hoặc còi cọc trầm trọng

- Lá hoặc lá kim nhỏ hơn, có màu lục (mọc mới)

- Lá hoặc kim bị héo, vàng hoặc nâu

- Tán thưa nghiêm trọng

- Căng thẳng cây trồng (số lượng trái / hạt lớn bất thường)

- Cấu trúc quả thể nấm (nấm) được tìm thấy trên rễ bùng phát hoặc phát triển từ bề mặt rễ

- Khi đã ở trong xylem và phloem (cambium), có thể xuất hiện các vết sẹo hoặc các vùng chết trũng trên cành hoặc thân của vật chủ

Một cách chính xác hơn để chẩn đoán bệnh thối rễ là đào tận gốc rễ để xem có bị thối rữa hay không. Cần chú ý khi phơi rễ để tránh gây hại thêm cho cây.

Ghi chú: Bệnh thán thư là một nhóm nấm bệnh khác gây hại cây trên mặt đất tương tự nhưng thường không liên quan đến bệnh thối rễ. 

Bộ phận cây trồng bị thối nguyên nhân nào?

Kiểm tra rễ bằng cách cẩn thận cào nhẹ lớp đất trên cùng để kiểm tra rễ. Rễ khỏe mạnh sẽ có màu trắng ngà hoặc đục. Khi bị bệnh sẽ có màu nâu và từ từ chuyển thành màu đen. Thân rễ khi có biểu hiện từ nâu chuyển đen dễ dàng bị tróc lớp thân ngoài để lộ các mô rễ bên trong.

Mùi hôi của những phần thân rễ bị hỏng sẽ khá dễ để nhận biết do vi khuẩn và nấm đang tấn công tiêu hóa bộ rễ sinh ra khí metan và hydro sunfua. Rễ khỏe mạnh không có mùi trừ một số cây hương liệu đặc biệt và khi cào nhẹ bạn chỉ ngửi thấy mùi của đất trồng.


3. Cách khắc phục

- Luân canh với cây lúa nước là một biện pháp khả thi nhất. Vì đất trồng lúa bị ngập nước trong một thời gian dài sẽ làm cho các hạch nấm trong đất bị tiêu diệt, các loài vi khuẩn, tuyến trùng cũng bị hạn chế tối đa.

- Xử lý hạt hoặc rễ cây con bằng thuốc trừ nấm trước khi gieo trồng.

- Bón lót phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh để đất trồng được tơi xốp, vi sinh vật có ích sẽ được gia tăng và phát huy tác dụng

- Không lạm dụng phân bón hóa học khi cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Việc lạm dụng phân hóa học bón cho cây không chỉ làm cho sản phẩm bị ô nhiễm, chất lượng mẫu mã không cao mà còn làm cho đất trồng ngày càng bị chua, kim loại nặng tăng dẫn đến các loài vi sinh vật hại sẽ có điều kiện tích lũy và gia tăng số lượng, gây hại cây trồng thường xuyên hơn.

- Việc làm đất trước khi trồng cây là một biện pháp bắt buộc. Cày bừa hoặc xới đất, lên luống cao sẽ làm cho tầng canh tác đất thông thoáng, rễ cây phát triển được rộng dài. Mặt khác, môi trường đất thông thoáng có ô xi thì các vi sinh vật có hại trong đất không có điều kiện phát sinh gây hại rễ, thân cây trồng.

- Sử dụng các giống cây trồng tiến bộ có khả năng kháng nhiều loài sâu bệnh là một biện pháp cũng rất hữu ích để giảm thiểu lượng sâu bệnh hại. Các giống cây trồng có thân, rễ khỏe, cứng chắc sẽ ít khi bị nấm và vi khuẩn hay tuyến trùng trong đất tấn công.

- Bổ sung các dòng nấm có ích như nấm cộng sinh, nấm đối kháng vào vùng rễ cây trồng để ngăn cản vi sinh vật có hại phát sinh đồng thời kích thích được rễ cây trồng phát triển mạnh và hút dinh dưỡng nhiều hơn.

icon-date
Xuất bản : 13/04/2022 - Cập nhật : 21/11/2022