logo

Bộ máy nhà nước thời Lê sơ lớp 7

Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông là hoàn chỉnh nhất. Sau khi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi đất nước, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục  lại Quốc hiệu Đại Việt, tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước mới.


Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ

Bộ máy nhà nước thời Lê sơ lớp 7 (ảnh 2)
Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ

Bộ máy ở trung ương thời Lê Sơ

+ Đứng đầu triều đình là vua.

+ Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

+ Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

+ Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.


Bộ máy ở địa phương thời Lê Sơ

+ Thời vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã.

+ Thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.


Cách tổ chức quân đội thời Lê Sơ

- Đối với quân đội, thời Lê Sơ đã tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông” nghĩa là:

+ Quân đội được chia làm hai bộ phận chính là quân triều đình và quân ở địa phương.

+ Quân đội thời Lê Sơ được chia ra thành các binh chủng riêng biệt, bao gồm: Bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.

+ Vũ khí của quân đội thời này là sử dụng đao kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo.

+ Hằng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận để rèn luyển và củng cố đội quân. Đối với những đội quân mạnh sẽ được bố trí ở những vùng biên giới để bảo vệ lãnh thổ đất nước.

Vua Lê Thánh Tông căn dặn các quan trong triều : “ Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ ? Phải cương quyết tranh biện chớ cho họ lấn dần , nếu họ không nghe còn có thế sai sứ sang tận triều đình của họ , trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu người nào dám đem một thước , một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải chu di.”


Luật pháp thời Lê Sơ

- Đặc điểm: Năm 1483 ban hành luật Hồng Đức

- Nội dung:

+ Bảo vệ chủ quyền quốc gia

+ Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc

+ Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị

+ Khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống dân tộc, bảo vệ quyền lợi phụ nữ.

- Tác dụng:

+ Củng cố chế độ phong kiến tập quyền

+ Thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định trật tự xã hội.

icon-date
Xuất bản : 03/06/2021 - Cập nhật : 13/06/2021