logo

Bố cục bài Trở gió SGK Ngữ văn 7 trang 75 (KNTT)

Giới thiệu Bố cục bài Trở gió SGK Ngữ văn 7 trang 75 (KNTT) chi tiết nhất về bố cục, nội dung, câu hỏi trong SBT, biện pháp nghệ thuật, phương thức biểu đạt, thể loại của bài Trở gió.

Bài Trở gió SGK Ngữ văn 7 được chia theo bố cục như sau

Bố cục

Gồm 2 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “bắt đầu rụng xuống”: Tâm trạng ngổn ngang của tác giả khi mùa gió chướng về.

+ Phần 2: Còn lại: Sự mong chờ và tình cảm của tác giả với những cơn gió chướng.


1. Giới thiệu về tác giả

Tác giả Nguyễn Ngọc Tư

Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, quê ở Cà Mau, sáng tác thành công ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tản văn, tiểu thuyết, Văn của Nguyễn Ngọc Tự trong sáng, mộc mạc, thể hiện một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giàu yêu thương. Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư được tập hợp trong một số cuốn sách tiêu biểu như: Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (2005). Không ai qua sông (2016), Biên sử nước (2020),.. 8 Quên phức (như quên phát, quên béng): quên hẳn đi, không còn nhớ đến. 


2. Tìm hiểu khái quát về tác phẩm 

Thể loại: Trở gió thuộc thể loại Tạp văn

Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được in trong tập Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư năm 2015.

Phương thức biểu đạt: Văn bản Trở gió có phương thức biểu đạt là tự sự

Tóm tắt văn bản Trở gió: Văn bản Trở gió của Nguyễn Ngọc Tư là những tâm tư của tác giả về trận gió chướng (gió mùa) cuối năm với sự biến đổi của cảnh vật cũng như sự thay đổi trong cách cảm, cách nghĩ của con người. Đối với tác giả, tình cảm với mùa gió cũng giống như một phần kí ức về quê hương, nhắc đến hai từ “gió chướng”, tác giả sẽ chết giấc trong nỗi nhớ quê nhà không gì có thể mua được.

Bố cục bài Trở gió SGK Ngữ văn 7 trang 75 (KNTT)

3. Nội dung chính và bố cục tác phẩm

Nội dung chính 

Tác giả Nguyễn Ngọc Tư đã tạo nên một hình dung trọn vẹn về những cơn gió chướng. Mùa gió chướng về không chỉ là sự thay đổi thời tiết, báo hiệu một năm cũ sắp qua, mà còn gợi trong tâm trạng của con người những cảm xúc ngóng chờ, vội vã ngổn ngang. Dẫu vậy, hai từ “gió chướng” vẫn gắn liền với nỗi nhớ và những kỉ niệm về gia đình và quê hương vô cùng đẹp đẽ, không thể nào quên.

Bố cục

Gồm 2 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “bắt đầu rụng xuống”: Tâm trạng ngổn ngang của tác giả khi mùa gió chướng về.

+ Phần 2: Còn lại: Sự mong chờ và tình cảm của tác giả với những cơn gió chướng.

icon-date
Xuất bản : 07/10/2022 - Cập nhật : 01/12/2022