Giới thiệu Bố cục bài Những tình huống hiểm nghèo SGK Ngữ văn 7 trang 36 (CTST) chi tiết nhất về bố cục, nội dung, câu hỏi trong SBT, biện pháp nghệ thuật, phương thức biểu đạt, thể loại của bài Những tình huống hiểm nghèo.
Bài Những tình huống hiểm nghèo SGK Ngữ văn 7 được chia theo bố cục như sau
- Bài Hai người bạn đồng hành và con gấu
Bố cục: 2 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến “không ăn những con vật chết”: Câu chuyện về người bỏ rơi bạn mình lúc hoạn nạn
+ Phần 2: Còn lại: Sự đối đáp khôn ngoan của người còn lại đối với người bạn đã bỏ rơi mình lúc hoạn nạn
- Bài Chó sói và chiên con
Bố cục: 2 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến “ngài uống phía nguồn trên”: Chiên con đang uống nước, bị sói đến đe dọa và lời giải thích của chiên con
+ Phần 2: Còn lại: Sói cố tình vặn vẹo lời giải thích của chiên con vì muốn ăn thịt chiên con.
- Bài Hai người bạn đồng hành và con gấu
Tác giả văn bản Hai người bạn đồng hành và con gấu
+ Ê-dốp (khoảng năm 620-564 trước CN)
+ Quê quán: Hy Lạp
+ Phong cách nghệ thuật: Truyện ngụ ngôn Aesop hàm chứa những thông điệp sâu sắc mà giản dị, được chuyển tải đến người đọc bằng giọng văn nhẹ nhàng, hóm hỉnh. - Cuối một số chuyện còn là những thông điệp ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa nhằm nhắn nhủ bạn đọc những chân lý giản dị trong cuộc sống.
- Bài Chó sói và chiên con
Tác giả văn bản Chó sói và chiên con
+ La Phông-ten (1621-1695)
+ Quê quán: Pháp
+ La Phông-ten viết nhiều thể loại: thơ, tiểu thuyết, kịch, truyện, ngụ ngôn. Tập "Truyện" (1665) được nhiệt liệt hoan nghênh. Song chủ yếu La Fôngten là nhà ngụ ngôn với tập "Ngụ ngôn" (1668 - 94) nổi tiếng. Ngụ ngôn của La Fôngten có nguồn gốc ở ngụ ngôn của Êdôp (Ésope), Pheđrơ (Phèdre), ở ngạn ngữ của người Hinđu (Hindu), ở truyện phương Đông.
+ Tập thơ "Ngụ ngôn" của La Phông-ten là "một vở kịch có trăm hồi khác nhau", với những ý nghĩa sâu sắc, những lời răn ý nhị, những đối thoại tuyệt diệu, tâm lí nhân vật tinh tế. Có những ngụ ngôn răn dạy luân lí, có những ngụ ngôn châm biếm. Càng về sau, ngụ ngôn La Phông-ten có tầm cỡ những bức tranh xã hội, chính trị rộng lớn.
- Bài Hai người bạn đồng hành và con gấu
+ Thể loại: Văn bản Hai người bạn đồng hành và con gấu thuộc thể loại truyện ngụ ngôn
+ Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Văn bản: Hai người bạn đồng hành và con gấu được in trong Truyện ngụ ngôn Ê-dốp, năm 2013
+ Phương thức biểu đạt: Văn bản Hai người bạn đồng hành và con gấu có phương thức biểu đạt là tự sự
+ Người kể chuyện: Văn bản Hai người bạn đồng hành và con gấu được kể theo ngôi thứ ba
+ Tóm tắt văn bản Hai người bạn đồng hành và con gấu: Văn bản nói về hai người bạn và một con gấu. Khi con gấu xuất hiện thì người thứ nhất đã bỏ bạn của mình và trèo lên cây. Người còn lại thì giả vờ chết. Con gấu đã không ăn anh ta. Khi nó đã bỏ đi thì người bạn trên cây trèo xuống đùa: " Nó đã nói gì với anh vậy ?" Thì người kia trả lời : Nó nói với tôi rằng "Đừng bao giờ đồng hành với một kẻ sẵn sàng bỏ rơi bạn lúc gặp hoạn nạn."
- Bài Chó sói và chiên con
+ Thể loại: Chó sói và chiên con thuộc thể loại thơ ngụ ngôn
+ Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Văn bản Chó sói và chiên con được in trong Ngụ ngôn chọn lọc La Phông-ten, truyện Chó sói và chiên con, năm 1985.
+ Phương thức biểu đạt: Văn bản Chó sói và chiên con có phương thức biểu đạt là biểu cảm, tự sự
+Tóm tắt văn bản Chó sói và chiên con: Văn bản “Chó sói và chiên con” kể về con cừu non đáng thương, khúm núm, sợ sệt đã bị con sói độc ác ăn thịt. Sói cố tình vặn vẹo, hạch sách cừu non chỉ vì muốn ăn thịt nó. Đây chính là thói xấu: kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu thế
- Bài Hai người bạn đồng hành và con gấu
Nội dung chính: Văn bản "Hai người bạn đồng hành và con gấu" nói về đề tài tình bạn, tình người qua đó nêu ra bài học "Không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn".
Bố cục
Hai người bạn đồng hành và con gấu gồm 2 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến “không ăn những con vật chết”: Câu chuyện về người bỏ rơi bạn mình lúc hoạn nạn
+ Phần 2: Còn lại: Sự đối đáp khôn ngoan của người còn lại đối với người bạn đã bỏ rơi mình lúc hoạn nạn
- Bài Chó sói và chiên con
Nội dung chính: Văn bản "Chó sói và chiên con" nói về đề tài kẻ mạnh và chân lí. Qua đó rút ra bài học hãy coi chừng "kẻ mạnh" thường chà đạp lên chân lí, đạo lí một cách tàn bạo, bất công.
Bố cục
Chó sói và chiên con có bố cục gồm 2 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “ngài uống phía nguồn trên”: Chiên con đang uống nước, bị sói đến đe dọa và lời giải thích của chiên con
+ Phần 2: Còn lại: Sói cố tình vặn vẹo lời giải thích của chiên con vì muốn ăn thịt chiên con.