Xâm thực được thực hiện do gió, nước chảy, sóng biển, băng hà. Xâm thực do nước chảy diễn ra theo chiều sâu, với tốc độ nhanh tạo thành những dạng địa hình phổ biến trên bề mặt Trái Đất. Các dòng chảy tạm thời thường tạo ra những khe rãnh, còn dòng chảy thường xuyên tạo thành các thung lũng sông. Tác động xâm thực của sóng biển tạo nên các vịnh và mũi đất nhô ra biển. Vậy biểu hiện nổi bật của địa hình xâm thực ở vùng thềm phù sa cổ là gì? Hãy cùng Toploigiai giải đáp thắc mắc nhé!
A. Hình thành các thung khô, suối cạn
B. Hình thành dạng địa hình caxto
C. Hiện tượng đất lở, đá trượt
D. Hiện tượng chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng
Trả lời:
Đáp án đúng: D. Hiện tượng chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng
Biểu hiện nổi bật của địa hình xâm thực ở vùng thềm phù sa cổ là hiện tượng chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.
>>> Xem thêm: Quá trình xâm thực diễn ra mạnh mẽ ở đồi núi nước ta chủ yếu do?
Đặc điểm của địa hình thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa:
- Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.
+ Trên các sườn dốc, bề mặt địa hình bị cắt xé, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi chỉ còn trơ sỏi đá; bên cạnh đó là hiện tượng đất trượt, đá lở.
+ Ở vùng núi đá vôi hình thành địa hình cacxtơ với các hang động, suối cạn.
+ Các vùng thềm phù sa cổ: bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông
Ở rìa phía nam đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía tây nam đồng bằng sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét.
Vậy biểu hiện nổi bật của địa hình xâm thực ở vùng thềm phù sa cổ là hiện tượng chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.
>>> Xem thêm: Hiện tượng xâm thực là gì?
Câu 1. Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là :
A. Gió mùa mùa đông nhưng đã biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã.
B. Một loại gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền.
C. Gió tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm.
D. Gió mùa mùa đông xuất phát từ cao áp ở lục địa châu Á.
Trả lời:
Đáp án: C. Gió tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm.
Câu 2. Ý nào dưới đây không chính xác về quá trình feralit?
A. Là quá trình hình thành đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm
B. Diễn ra trong điều kiện nhiệt ẩm cao, mưa nhiều, rửa trôi mạnh, tạo ra lớp đất mỏng
C. Tính chất đất chua vì các chất badơ (Ca2+, Mg2+, K+ ) hòa tan bị rửa trôi
D. Có sự tích tụ oxit sắt và ôxit nhôm tạo ra màu đất đỏ vàng
Trả lời:
Đáp án: B. Diễn ra trong điều kiện nhiệt ẩm cao, mưa nhiều, rửa trôi mạnh, tạo ra lớp đất mỏng
Câu 3. Chế độ nước sông theo mùa là hệ quả của
A. Sông ngòi nước ta nhiều nhưng phần lớn là sông nhỏ.
B. Sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn.
C. 60% lượng nước sông là từ phần lưu vực ngoài lãnh thổ.
D. Nhịp điệu dòng chảy của sông theo sát nhịp điệu mưa.
Trả lời:
Đáp án: D. nhịp điệu dòng chảy của sông theo sát nhịp điệu mưa.
Câu 4. Ở nước ta, hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là
A. Rừng gió mùa thường xanh
B. Rừng rậm nhiệt đới ẩm là rộng thường xanh
C. Rừng gió mùa nửa rụng lá
D. Rừng thưa khô rựng lá
Trả lời:
Đáp án: D. Rừng thưa khô rựng lá
------------------------
Như vậy, qua bài viết trên Toploigiai đã cùng bạn trả lời câu hỏi Biểu hiện nổi bật của địa hình xâm thực ở vùng thềm phù sa cổ là gì? Bài viết trên đã giải thích chi tiết và kèm theo một số câu hỏi trắc nghiệm về thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi