logo

Biểu hiện của siêng năng kiên trì?

icon_facebook

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Biểu hiện của siêng năng, kiên trì?” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về siêng năng, kiên trì là tài liệu học tập môn GDCD 6 bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.


Trả lời câu hỏi: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì?

- Biểu hiện của siêng năng kiên trì có thể được tìm thấy trong nhiều khía cạnh của đời sống con người:

+ Biểu hiện của siêng năng kiên trì trong học tập: Hoàn thành bài tập về nhà và các bài tập giáo viên giao, không nản lòng khi gặp những bài khó, tự tìm tòi các bài tập để rèn luyện kĩ năng của mình.

+ Biểu hiện của siêng năng kiên trì trong lao động: Hoàn thành các nhiệm vụ được giao, không bỏ cuộc giữa chừng, cố gắng làm tốt những công việc trong phạm vi của mình.

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về Siêng năng kiên trì nhé.


Kiến thức tham khảo về siêng năng, kiên trì 


1. Thế nào là siêng năng, kiên trì?

- Siêng năng là đức tính của con người, biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn.

* Trái với siêng năng là: lười biếng, sống dựa dẫm, ỉ lại ăn bám...

- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.

[ĐÚNG NHẤT] Biểu hiện của siêng năng kiên trì?

* Trái với kiên trì là: nản lòng, chóng chán...

-  Trong học tập: đi học chuyên cần, chăm chỉ học, làm bài, có kế hoạch học tập..

-Trong lao động: Chăm làm việc nhà, không ngại khó miệt mài với công việc.

-Trong các hoạt động khác:  kiên trì luyện tập thể dục thể thao, đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường...


2. Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì

- Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người thành công trong công việc và cuộc sống. 

- Người siêng năng, kiên trì sẽ được mọi người tin tưởng và yêu quý.

- Mỗi khi làm việc gì, em cần có mục đích và cách thực hiện rõ ràng. Hãy chăm chỉ kiên trì thực hiện, nếu gặp khó khăn hãy thử thách bằng nhiều cách để thực hiện thành công, không bỏ cuộc giữa chừng.


3. Muốn trở thành người siêng năng kiên trì cần phải làm gì

- Chăm chỉ học hành, quyết tâm phấn đấu đạt mục tiêu trong học tập, như: đi học đều, học bài và làm bài đầy đủ, gặp bài khó không nản lòng.

- Tham gia lao động, làm những công việc phù hợp với sức lực của mình, sống gọn gàng ngăn nắp, tích cực tham gia các hoạt động do trường, lớp và địa phương tổ chức.


4. Những tấm gương về tính siêng năng, kiên trì

[ĐÚNG NHẤT] Biểu hiện của siêng năng kiên trì? (ảnh 2)

Những tấm gương về tính siêng năng, kiên trì có thể là những nhân vật lớn trong dòng lịch sử Việt Nam nhưng cũng có thể là những con người nhỏ bé, bình thường như những cậu bạn cùng lớp chăm chỉ, luôn cố gắng trong học tập.

Trong số những người có sức ảnh hưởng đến các bạn trẻ, chúng ta có thể nhớ đến một nhân vật nổi tiếng với lòng siêng năng, kiên trì, vượt lên hoàn cảnh, cho dù bị liệt cả 2 tay nhưng vẫn có thể viết đẹp và trở thành một thầy giáo. Đó chính là thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký.

Năm lên 4 tuổi, cậu bé Nguyễn Ngọc Ký gặp cơn bạo bệnh và bị liệt cả hai tay. Bản thân ông và gia đình đều rất buồn và xót xa. Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Ký vẫn nuôi ước mơ được đi học như chúng bạn cùng trang lứa.

Năm lên 7 tuổi, cậu bé Ký lân la đến trường, đứng ngoài nghe cô giáo giảng bài, xem các bạn học. Về nhà, cậu bắt đầu hì hụi tập viết bằng ... chân. Thời gian đầu việc tập viết với Ký quả như cực hình. Dần dần Ký viết được chữ O, chữ V... Không những thế, Ký còn vẽ được hình bằng thước và com-pa, làm được lồng chim để chơi... Nhờ sự cố gắng tuyệt vời đó, cậu đã được đi học và học rất giỏi. Năm 1962, Nguyễn Ngọc Ký được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý của Người. Năm 1963, Ký tham dự kì thi chọn học sinh giỏi Toán toàn quốc và xuất sắc đứng thứ 5. Cậu lại được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý lần thứ 2.

Lên cấp III, theo lời động viên của bạn bè khắp nơi trên cả nước, Nguyễn Ngọc Ký đã chọn ngành Văn. Năm 1966, ông nhận được giấy báo nhập học ngành Ngữ Văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong 4 năm học Đại học, dù bệnh tật luôn đe dọa tính mạng, song Nguyễn Ngọc Ký vẫn miệt mài đèn sách.

Cho dù số phận không mỉm cười và thiên vị mình nhưng Nguyễn Ngọc Ký đã dùng sự siêng năng, kiên trì của bản thân để chống lại những điều khó khăn. Người ta tập viết bằng tay đã gặp những khó khăn, chán nản nhưng ông lại tập viết bằng 2 chân, phải bỏ sức ra luyện tập hơn người khác hàng chục lần. Tuy là vậy nhưng ông chưa bao giờ có ý nghĩ sẽ từ bỏ con đường học tập của bản thân. Cuối cùng trở thành người thầy giáo, tấm gương sáng ngời cho các bạn trẻ học tập và noi theo.

icon-date
Xuất bản : 08/04/2022 - Cập nhật : 11/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads