logo

Biểu hiện của liêm khiết là?

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Biểu hiện của liêm khiết là” kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Giáo dục công dân 8 hay và hữu ích do Top lời giải tổng hợp và biên soạn dành cho các bạn học sinh ôn luyện tốt hơn.


Trắc nghiệm: Biểu hiện của người sống liêm khiết là như thế nào?

A. Giáo viên không nhận phong bì của học sinh và phụ huynh.

B. Công an từ chối nhận phong bì của người vi phạm.

C. Bác sỹ không nhận phong bì của bệnh nhân.

D. Cả A,B,C.

Trả lời:

Đáp án: D

Lời giải: Biểu hiện của người sống liêm khiết là:

+ Giáo viên không nhận phong bì của học sinh và phụ huynh.

+ Công an từ chối nhận phong bì của người vi phạm.

+ Bác sỹ không nhận phong bì của bệnh nhân.


Kiến thức mở rộng về tính liêm khiết


1. Khái niệm

[CHUẨN NHẤT] Biểu hiện của liêm khiết là?

- Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sóng trong sạch, không hám danh không bận tâm toan tính nhỏ nhen ích kỷ. Trong bài báo “Thế nào là liêm?” Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích rất giản dị, dễ hiểu: “Liêm là trong sạch, không tham lam”. Theo quan niệm của Người, liêm tức là luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân, không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước và của nhân dân; “Liêm là không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ”[1]. Nếu trong Ngũ thường của Nho giáo (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) không có đức liêm thì với Chủ tịch Hồ Chí Minh, liêm là một phẩm chất không thể thiếu của mọi công dân, bất kỳ ở cương vị nào, từ người cán bộ, người có tiền, có quyền đến người buôn bán, người cày ruộng…

[CHUẨN NHẤT] Biểu hiện của liêm khiết là? (ảnh 2)
Câu chuyện nổi tiếng sử Việt về sự thanh liêm của Tô Hiến Thành.

- Đối lập với liêm khiết là hám danh, ích kỷ.


2. Biểu hiện liêm khiết

+ Trả lại của rơi

+ Không nhận tiền/ quà tặng có giá trị từ người khác để giúp họ hưởng lợi bất chính

+ Luôn mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình.

+ Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn.

+ Luôn kiên trì phấn đấu vươn lên để đạt được kết quả cao trong công việc.

- Không nhận hối lộ, quà biếu, làm việc sai trách.

- Luôn làm theo lẽ phải, không vì mục đích cá nhân, không tư lợi cá nhân.

- Luôn sống trong sạch, không hám lợi.

- Không buôn lậu, buôn hàng cấm, trái pháp luật.

- Không bóp méo sự thật, gian dối không khai báo, điều tra.

- Công bằng, khách quan trong tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn bè

- Không chạy điểm bằng cách đút lót tiền, quà cho thầy cô.

- Trả lại của rơi cho người bị mất

- Không lợi dụng bạn bè để thực hiện mục đích của mình

- Giúp mọi người phân biệt được hành vi thể hiện sự liêm khiết hoặc không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày.

- Đồng tình, ủng hộ, quý trọng người liêm khiết, phê phán những hành vi thiếu liêm khiết: tham ô, tham nhũng, hám danh, hám lợi.

- Giúp mọi người có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình đề rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết.


3. Ý nghĩa của liêm khiết

Sống Liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quí trọng tin cậy của mọi người,  góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.


4. Câu chuyện liêm khiết của Tô Hiến Thành

   Tô Hiến Thành, hiệu là Phi Diên, người làng Hạ Mỗ, huyện Ô Diên (thôn Hạ Mỗ, xã Hồng Thái, huyện Đan Phượng, Hà Tây cũ) làm quan tới chức Thái úy đời vua Lý Anh Tông.

[CHUẨN NHẤT] Biểu hiện của liêm khiết là? (ảnh 3)

   Khi vua Lý Anh Tông sắp băng hà, ông cố gượng sai Tô Hiến Thành ẵm Thái tử mà thay quyền nhiếp chính sự. Nhưng di chiếu của vua là vậy, lúc vua chết Thái tử Lý Long Cán lúc đó chưa đầy 3 tuổi, Chiêu Linh Thái hậu muốn lập con của mình là Long Xưởng lên ngôi nhưng vì sợ Tô Hiến Thành nên sai quân lính đem vàng bạc hối lộ cho vợ ông là Lữ thị. Biết chuyện, Hiến Thành nói với vợ rằng: “Ta là bậc đại thần, nhận lệnh của tiên đế dặn lại giúp bầy vua bé, nay lấy của hối lộ mà bỏ vua này, lập vua kia thì còn mặt mũi nào trông thấy tiên đế ở dưới suối vàng”. Biết Tô Hiến Thành là người khẳng khái nên Thái hậu tìm đủ trăm cách dỗ dành nhưng ông vẫn giữ trọn nghĩa vua tôi, liêm khiết mà trả lời rằng: “Làm việc bất nghĩa mà được giàu sang, kẻ trung thần nghĩa  có vui gì đâu”.

   Khi ông lâm bệnh nặng có tham tri chính sự Vũ Tán Đường sớm tối hầu hạ, còn quan đại thần Trần Trung Tá vì bận việc nước không hề đến thăm. Đến khi bệnh tình càng nguy kịch Thái hậu đến thăm và dò hỏi: “Khi ông chết ai là người đáng thay ông?”. Tô Hiến Thành không do dự mà trả lời người đáng thay ông là Trần Trung Tá, Thái hậu thắc mắc nói là Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông sao không đề cử? Ông trả lời, Thái hậu hỏi là người thay thế tôi chứ không hỏi là người hầu hạ nên chỉ có Trần Trung Tá là người có thể thay ông được. Thái hậu khen ông là có lòng trung nghĩa nhưng không dùng lời của ông để lại.

[CHUẨN NHẤT] Biểu hiện của liêm khiết là? (ảnh 4)
Nơi thờ Tô Hiến Thành tại đền Lý Bát Đế tỉnh Bắc Ninh

  Ông mất vào tháng 6 năm 1179. Sử thần Ngô Sỹ Liên có bàn rằng: Tô Hiến Thành nhận việc ký thác con côi, hết sức trung thành, khéo xử trí biến cố, như cột đá giữa dòng tuy bị sóng gió không lay động vỗ đập mà vẫn đứng vững không chuyển khiến cho trên yên dưới thuận không thẹn với phong độ của bậc đại thần. Huống chi đến lúc sắp chết còn vì nước tiến cử người hiền tài, không vì ơn riêng...

icon-date
Xuất bản : 24/03/2022 - Cập nhật : 30/11/2022