logo

Biện pháp tu từ trong bài Dừa ơi?

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Biện pháp tu từ trong bài Dừa ơi?” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Ngữ văn 6.


Trả lời câu hỏi: Biện pháp tu từ trong bài Dừa ơi?

- Phép tu từ nhân hóa: “đứng hiên ngang ”, “rất dịu dàng”: phẩm chất anh dũng , hiên ngang đồng thời rất thủy chung, dịu dàng của cây dừa trên mảnh đất Nam Bộ trong chiến tranh, bom đạn.

- Hình ảnh so sánh: “dân làng ”-“cây dừa” ca ngợi phẩm chất kiên cường thủy chung, đẹp đẽ của người dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

- Ẩn dụ: thông qua hình tượng cây dừa để ca ngợi phẩm chất kiên cường, anh dũng, hiên ngang, tự hào trong chiến đấu của người dân miền Nam. Ca ngợi phẩm chất trong sáng, thủy chung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộc sống và ý chí kiên cường bám trụ, gắn bó chặt chẽ với mảnh đất quê hương mình của người dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Ngoài ra, các em cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu về một số biện pháp tu từ đặc sắc dưới đây nhé!


Kiến thức tham khảo về một số biện pháp tu từ


1. Biện pháp so sánh

- So sánh là biện pháp tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.

Ví dụ: 

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

- “Công cha” được so sánh với “núi Thái Sơn”, “nghĩa mẹ” được so sánh với “nước trong nguồn”.

- Tác dụng:

+ Biện pháp so sánh sử dụng nhằm làm nổi bật khía cạnh nào đó của sự vật hoặc sự việc cụ thể trong từng trường hợp khác nhau.

+ Hoặc so sánh còn giúp hình ảnh, sự vật hiện tượng trở nên sinh động hơn. Việc so sánh thường lấy cụ thể để so sánh cái không cụ thể hoặc trừu tượng. Cách này giúp người đọc, người nghe dễ dàng hình dung được sự vật, sự việc đang được nói đến.

+ Ngoài ra, so sánh còn giúp lời văn trở nên thú vị, bay bổng. Vì vậy được nhiều nhà văn, nhà thơ sử dụng trong tác phẩm của mình.

- Cách nhận biết:

+ Trong câu sử dụng biện pháp tu từ so sánh có các dấu hiệu nhận biết đó là từ so sánh.

Ví dụ: như, là, giống như. Đồng thời qua nội dung bên trong đó là 2 sự vật, sự việc có điểm chung mang đi so sánh với nhau.

- Cấu tạo: Cấu tạo của một phép so sánh thông thường gồm có:

+ Vế A (tên sự vật, con người được so sánh).

+ vế B. (tên sự vật, con người được so sánh với vế A).

+ Từ ngữ chỉ phương tiện so sánh.

+ Từ so sánh.

Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành. “Trẻ em” là vế A, từ ngữ so sánh là “như”, vế B “như búp trên cành”.

[ĐÚNG NHẤT] Biện pháp tu từ trong bài Dừa ơi?

2. Biện pháp nhân hoá

- Nhân hóa chính là biện pháp tu từ trong đó miêu tả đồ vật, cây cối, các hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ thường được sử dụng cho con người. Làm cho những vật vô tri vô giác trở nên có hồn và suy nghĩ sống động hơn.

* Các biện pháp nhân hóa:

- Dùng đại từ chỉ người để gọi sự vật: Đây là hình thức nhân hóa phổ biến nhất, trong đó, gọi các sự vật, con vật, đồ vật bằng các đại từ chỉ người như cô, dì, chú, bác, ông, bà… Cách gọi này khiến sự vật trở nên gần gũi và thân thuộc hơn rất nhiều.

- Dùng từ chỉ người để chỉ sự vật.

Ví dụ: Gà trống nghêu ngao hát.

+ Trong bài hát này chúng ta bắt gặp hình ảnh nhân hóa chính là chú gà trống.

- Dùng từ tả hành động, tính cách của người để miêu tả sự vật: Đây là hình thức nhân hóa đem lại hiệu quả nghệ thuật cao, tạo nên nhiều tầng, lớp nghĩa, tăng tính gợi hình, gợi cảm cho lời văn, ý thơ, khiến các sự vật trở nên sinh động hơn rất nhiều.

Ví dụ: Mặt trời soi rực rỡ, gió đùa tóc em bay.

+ Trong câu văn trên, hành động “trêu đùa” của con người được sử dụng cho “gió”, khiến gió trở thành một đối tượng tinh nghịch và có tình cảm, cảm xúc riêng.

+ Trong hình thức nhân hóa “miêu tả” này, chúng ta thường gặp 4 kiểu tả sau đây: tả ngoại hình, tả hành động, tả tâm trạng và tả tính cách.

Ví dụ:

+ Tả hành động: “Ông mặt trời trốn sau đám mây”. Trong câu văn này, hành động “trốn” của con người được dùng để miêu tả mặt trời.

+ Tả tâm trạng: “Mèo con buồn rầu ủ rũ nằm dưới mái hiên nhà”. Trong câu văn này, “buồn rầu ủ rũ” vốn là từ dùng để diễn tả tâm trạng của con người lại được dùng cho mèo con, biến nó trở thành đối tượng có tình cảm, tâm tư riêng.

+ Tả ngoại hình: “Con đường uốn mình qua những cánh đồng lúa vàng rực rỡ”. Trong câu văn này, “uốn mình” được dùng để miêu tả vẻ đẹp mềm mại của con đường.

+ Tả tính cách: “Chim công nom thật đỏm dáng làm sao!” Trong câu văn này, “đỏm dáng” dùng để miêu tả vẻ đẹp phô trương, màu mè và sặc sỡ của chim công giống như những anh chàng hào nhoáng, thích chăm chút vẻ ngoài.

- Xưng hô vật như với con người: Đây là hình thức nhân hóa thường được áp dụng khi nhân vật đang độc thoại nội tâm.

Ví dụ:

“Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai”

Trong câu thơ này, tác giả đang trò chuyện với “nhện” như một con người hay chính là hình thức độc thoại để diễn tả nỗi nhớ quê hương của mình. Hình thức nhân hóa này giúp nêu bật tâm trạng cô đơn, lẻ loi của tác giả nơi đất khách quê người.

* Tác dụng của biện pháp nhân hóa:

- Phép nhân hóa đóng vai trò quan trọng trong văn học và đời sống của con người, nhằm mục đích:

+ Giúp các sự vật, hiện tượng trở nên sinh động, gần gũi hơn với con người.

+ Giúp các sự vật, hiện tượng có thể biểu thị được suy nghĩ, tình cảm của con người.


3. Ẩn dụ

- Ẩn dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật/hiện tượng này bằng tên của sự vật/hiện tượng khác có nét tương đồng giữa 2 đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc, …) nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.

a. Ẩn dụ hình thức (tức là tương đồng về hình thức)

Ví dụ:

Về thăm quê Bác làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng

- Tương đồng về hình thức là màu hồng của lửa và màu đỏ của hoa râm bụt.

b. Ẩn dụ cách thức (tức là tương đồng về cách thức)

Ví dụ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

- Tương đồng về cách thức là ăn quả tương đồng với hưởng thành quả lao động, còn trồng cây tương đồng với công lao người tạo ra thành quả.

c. Ẩn dụ phẩm chất (tức là tương đồng về phẩm chất)

Ví dụ:

Người cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

- Tương đồng về phẩm chất là người cha tức đang ẩn dụ Bác Hồ, Bác đang chăm lo giấc ngủ cho các chiến sĩ như những người cha ruột đang chăm sóc cho các đứa con yêu của minh.

d. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (tức là chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác hoặc cảm nhận bằng giác quan khác)

Ví dụ: Giọng nói của chị ấy rất ngọt ngào.

- Chuyển cảm giác từ thính giác sang vị giác. Từ giọng nói nghe bằng tai qua đến ngọt ngào cảm nhận bằng miệng.


4. Điệp ngữ

- Điệp ngữ là những câu, từ được lặp đi, lặp lại nhiều lần trong một đoạn văn, câu nói, đoạn thơ. Mục đích để gây sự chú ý, nhấn mạnh ý nghĩa một vấn đề nào đó. Khác với từ đồng âm, điệp ngữ có thể lặp lại nguyên 1 câu, 1 đoạn hay vài từ bất kỳ. 

Ví dụ: 

- “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Nhấn mạnh 2 từ là “đoàn kết” và “thành công”.

- Hoặc “ Học, học nữa, học mãi”. Nhấn mạnh tầm quan trọng của từ “học”.

* Các loại điệp ngữ:

- Theo chương trình ngữ văn lớp 7 thì điệp ngữ được chia thành 3 loại chính gồm điệp ngữ nối tiếp, chuyển tiếp và cách quảng.

- Điệp ngữ nối tiếp: Là loại điệp ngữ các từ lặp lại nối tiếp nhau, tạo điểm nhấn nổi bật về cảm xúc hoặc ý nghĩa quan trọng. 

Ví dụ:

Trông trời trông đất trông mây

Trông mưa trông nắng, trông ngày trông đêm.

Trông cho chân cứng đá mềm.

Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.

+ Từ “Trông” được lặp lại liên tiếp để nhấn mạnh sự phụ thuộc vào thời tiết khi làm nông nghiệp lúc xưa. 

+ Hoặc câu: Học ăn, học nói, học gói, học hỏi. Nhấn mạnh từ “học” có 4 kỹ năng mà người xưa đã dạy.

- Điệp ngữ chuyển tiếp: Hay còn được gọi là điệp ngữ vòng, thường dùng trong thơ lục bát, thất ngôn lục bát, thơ tứ tuyệt… Để giúp lời thơ diễn đạt mạch lạc, ngữ nghĩa kết nối liền mạch nhau.

Ví dụ: Một bài thơ của thi sĩ Đoàn Thị Điểm

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy 

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu 

Ngàn dâu xanh ngắt một màu 

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

- Điệp ngữ cách quãng: Trái ngược với điệp ngữ nối tiếp, loại này thường cách nhau một vài từ hoặc một câu để bổ sung nghĩa cho nhau. Đây là loại điệp ngữ thường được sử dụng nhất trong thơ ca.

Ví dụ: Bài thơ Trăng trối của Tố Hữu 

Nếu mai đây có chết một thân tôi 

Hai mươi tuổi, tim đang dào dạt máu 

Hai mươi tuổi, hồn quay trong gió bão 

Gân đang săn và thớ thịt căng da 

Đời mặn nồng hứa hẹn biết bao hoa! 

Hai mươi tuổi mới qua vòng thơ bé 

Dù phải chết, chết một đời trai trẻ

icon-date
Xuất bản : 08/04/2022 - Cập nhật : 11/06/2022