logo

Biện pháp tu từ trong Áo anh rách vai

icon_facebook

Câu hỏi: Biện pháp tu từ trong:

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh va 

Miệng cười buốt giá 

Chân không giày

[CHUẨN NHẤT] Biện pháp tu từ trong Áo anh rách vai

Trả lời:

Biện pháp tu từ: Liệt Kê

Tác dụng: 

- Làm cho câu thơ trở nên sống động,hấp dẫn, gợi hình gợi ảnh

- Gợi cái thiếu thốn, miêu tả chân thực những khó khăn, gian khổ của cuộc đời người lính trong buổi đầu kháng chiến.

Các em cùng Toploigiai tìm hiểu thêm về biện pháp tu từ liệt kê nhé!


1. Khái niệm về phép tu từ liệt kê

Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt, từ hay cụm từ cùng loại để diễn được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.

Liệt kê ở đây được coi là biện pháp tu từ, được sử dụng để làm tăng hiệu quả biểu đạt, diễn đạt, chứ không phải là sự kể lể dài dòng, rườm rà, trùng lặp thường thấy trong cách nói, cách viết của một số người. Cần phân biệt hai hiện tượng này để:

+ Một mặt, học tập cách diễn đạt có hiệu quả cao theo phép liệt kê.

+ Mặt khác, khắc phục lỗi kể rườm rà, trùng lặp trong cách nói, cách viết.

Ví dụ:

– Thường là chở chè vối, và thỉnh thoảng củng có những chuyến chở cánh kiến trắng, cánh kiến đỏ, sợi móc, da trâu sống, xương và sừng nai hươu, xương gấu, xương hổ.

(Nguyễn Tuân)

Các cụm danh từ chè vối, cánh kiến trắng, cánh kiến đỏ, sợi móc, da trâu sống, xương và sừng nai hươu, xương gấu, xương hổ cùng làm thành tố phụ cho cụm động từ có động từ trung tâm là chở nhằm gây ấn tượng mạnh cho người tiếp nhận và sự đa dạng của các sản vật vùng biên.

– Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông, đất nước ta.

Các cụm danh từ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta cùng làm chủ ngữ của câu nhằm biểu hiện cảm xúc và suy nghĩ của người viết về lòng biết ơn vô hạn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta với vị cha già của dân tộc.

Hoan hô chiến sĩ Điện Biên

Chiến sĩ anh hùng

Đầu nung lửa sắt

Năm mươi sáu ngày đêm,

khoét núi, ngủ hầm,

mưa dầm, cơm vắt

Máu trộn bùn non

Gan không núng

Chí không mòn!

(Tố Hữu)

Các cụm động từ khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm và các cụm danh từ cơm vắt được sắp xếp đặt cạnh nhau nhằm làm cho sự miêu tả thêm đậm nét về những khó khăn, vất vả mà các chiến sĩ Điện Biên phải trải qua, đồng thời việc sắp đặt này cũng gây ấn tượng mạnh đối với người tiếp nhận.


2. Dấu hiệu nhận biết phép liệt kê

Để nhận biết có phép liệt kê được sử dụng có thể thấy trong bài viết có nhiều từ hoặc cụm từ giống nhau, liên tiếp nhau và thông thường cách nhau bằng dấu phẩy “,” hoặc dấu chấm phẩy “;”.


3. Các kiểu liệt kê

– Dựa vào cấu tạo chia ra thành:

+ Liệt kê theo từng cặp.

+ Liệt kê không theo từng cặp.

– Dựa vào ý nghĩa chia ra thành:

+ Liệt kê tăng tiến

+ Liệt kê không theo tăng tiến.


4. Viết đoạn văn có sử dụng phép liệt kê

Chúng tôi thích nhất là giờ dạy văn của cô Hà. Cô Hà là người giáo viên dạy giỏi, có nhiệt huyết, lòng đam mê và rất yêu thương học sinh. Mỗi bài giảng của cô đều đem lại kiến thức bổ ích cho mỗi thế hệ học trò. Các bạn trong lớp ai cũng yêu mến cô qua những bài giảng văn trên lớp. Mỗi giờ lên lớp, giọng cô truyền cảm, đôi mắt trìu mến nhìn học sinh, thả hồn vào từng bài giảng. Không chỉ dạy trên lớp truyền thụ kiến thức mà ngoài đời cô còn rất quan tâm đến học trò của mình. Cô hay trò chuyện, tìm hiểu, chia sẻ để và thấu hiểu cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong lớp. Ngoài ra cô còn rất quan tâm đến các bạn có học lực kém để tìm các phương pháp giảng dạy hiệu quả, giúp các em hiểu bài hơn. Nhờ đó mà chúng tôi luôn đạt điểm cao trong học tập.

icon-date
Xuất bản : 06/08/2021 - Cập nhật : 19/12/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads