logo

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ "Súng bên súng, đầu sát bên đầu"

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”, nêu tác dụng của biện pháp đó” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng Chí là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.


Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”, nêu tác dụng của biện pháp đó.

Biện pháp điệp từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng đầu sát bên đầu” nhằm tạo nên sự đối ứng trong một câu thơ:

- Gợi lên sự khắc nghiệt, nguy hiểm của chiến tranh (hình ảnh súng sẵn sàng chiến đấu).

- Thể hiện sự chung sức, cùng nhau đoàn kết, chiến đấu.


Kiến thức tham khảo tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng Chí


1. Tác giả Chính Hữu

a. Tiểu sử

- Chính Hữu (1926 – 2007) tên thật là Trần Đình Đắc, quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

- Ông nguyên là Đại tá, Phó cục trưởng cục Tuyên huấn thuộc Tổng cục chính trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Phó tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.

- Ông học tú tài ở Hà Nội trước cách mạng tháng Tám.

- Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ Đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ.

- Ông còn làm chính trị viên đại hội (chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954).

- Ông làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh

b. Tác phẩm Chính Hữu

- Tác phẩm chính : Năm 1946 viết bài Ngày về. Năm 1948 viết bài Đồng chí như là một “hiện tượng” của thơ kháng chiến, thơ bộ đội. Đầu súng trăng treo (thơ xuất bản lần 1 – 1966, xuất bản lần 2 – 1972, xuất bản lần 3 – 1984), Thơ Chính Hữu (thơ – 1997), Tuyển tập Chính Hữu (thơ – 1998).

- Là người sớm tạo được cái tên trên thi đàn văn học cách mạng và kháng chiến, vậy mà trong suốt cuộc đời sáng tạo, Chính Hữu chỉ cho ra mắt bạn đọc hơn 50 bài thơ. Số lượng sáng tác của ông không nhiều nhưng thơ ông lại có nhiều nét đặc sắc, sớm định hình một phong cách riêng mang dấu ấn cá nhân. Một số bài thơ như Ngày về, Đầu súng trăng treo, Ngọn đèn đứng gác, Đường ra mặt trận… của Chính Hữu được phổ nhạc khiến thơ ông càng nhiều người biết đến.

- Thơ Chính Hữu chân thành, mộc mạc nói ít, gợi nhiều, giàu tính khái quát, triết lý, có chiều sâu, khơi gợi những liên tưởng vượt ra ngoài giới hạn của bài thơ, tạo ra những giăng mắc, vấn vương trong ngôn từ, giọng điệu. Chính vì vậy, dù số lượng tác phẩm không nhiều song ông vẫn chiếm một vị trí xứng đáng trong đội ngũ các nhà thơ quân đội và là một trong những tên tuổi được trân trọng của nền thơ Việt Nam hiện đại.


2. Đôi nét về tác phẩm Đồng chí

a. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được sáng tác năm 1948 khi Chính Hữu cùng với đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của thực dân Pháp.

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”, nêu tác dụng của biện pháp đó.

- Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất viết về người lính trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

b. Bố cục

- Đoạn 1 (7 câu thơ đầu): Lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí.

- Đoạn 2 (10 câu tiếp): Những biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của nó.

- Đoạn 3 (3 câu cuối): Biểu tượng đẹp về tình đồng chí.

c. Thể thơ

- Bài thơ Đồng chí được sáng tác theo thể thơ tự do.

d. Giá trị nội dung

- Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu. Tình đồng chí góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và phẩm chất của những người lính cách mạng. Qua đó hiện lên hình tượng chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

e. Giá trị nghệ thuật

- Bài thơ thành công về nghệ thuật bởi thể thơ tự do linh hoạt, các chi tiết, hình ảnh được sử dụng mang tính tiêu biểu, chân thực, ngôn ngữ cô đọng, giản dị và giàu sức biểu cảm.

f. Ý nghĩa nhan đề

- Trước hết, đồng chí là cách gọi để chỉ những người có cùng chung lý tưởng, mục tiêu hay cùng chung một đơn vị chiến đấu.

- Nhan đề của bài thơ đã gợi cho người đọc về tình cảm trung tâm của bài thơ là tình đồng chí, đồng đội. Đó là thứ tình cảm cốt lõi, là bản chất sâu xa của sự gắn bó giữa những người lính cách mạng.

- Chính Hữu đã từng tâm sự: “Những năm đầu cách mạng từ “đồng chí” mang ý nghĩa thiêng liêng và máu thịt vô cùng. Nơi khó khăn, cuộc sống của người này trở nên cần thiết với người kia. Một người có thể thay thế cho gia đình, cho cha mẹ, vợ con đối với một người khác. Hơn nữa, họ còn bảo vệ nhau trước mũi súng của kẻ thù, cùng nhau đi qua cái chết, chống lại cái chết, cùng nhau thực hiện một lý tưởng cách mạng”.

- Qua nhan đề này, nhà thơ muốn khẳng định rằng tình đồng chí, đồng đội là chỗ dựa tinh thần để người lính tồn tại, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, để chiến đấu và chiến thắng.

icon-date
Xuất bản : 12/04/2022 - Cập nhật : 13/06/2022