Câu hỏi: Biến điệu sóng điện từ là?
A. Biến đổi sóng cơ thành sóng điện từ.
B. Trộn sóng điện từ âm tần với sóng điện từ cao tần.
C. Làm cho biên độ sóng điện từ tăng lên.
D. Tách sóng điện từ âm tần và sóng điện từ cao tần.
Trả lời:
Đáp án đúng: B Trộn sóng điện từ âm tần với sóng điện từ cao tần.
Biến điệu sóng điện từ là trộn sóng điện từ âm tần với sóng điện từ cao tần
Cùng Top lời giải tìm hiểu về biến điệu sóng điện từ và sóng điện từ nhé!
Sóng điện từ hay còn được gọi với cái tên bức xạ điện từ chính là sự kết hợp của dao động hiện trường và từ trường vuông góc với nhau, lan truyền trong không gian. Khi lan truyền sóng điện từ mang theo năng lượng, thông tin và động lượng. Khi sóng điện từ có bước sóng nằm trong khoảng 400 nm và 700nm và có thể nhìn thấy bằng mắt người ta gọi đó chính là ánh sáng.
Các đặc điểm của sóng điện từ
Sóng điện từ lan truyền được trong chân không và trong các điện môi. Tốc độ của sóng điện từ trong chân không là c = 3.108 m/s. Tốc độ của sóng điện từ trong điện môi thì nhỏ hơn trong chân không và phụ thuộc vào hằng số điện môi.
Sóng điện từ là sóng ngang: và luôn luôn vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng.Trong sóng điện từ thì dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn luôn đồng pha với nhau.
Sóng điện từ tuân theo các quy luật truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ.
Sóng điện từ tuân theo các qui luật giao thoa, nhiễu xạ.
Trong quá trình lan truyền sóng điện từ mang theo năng lượng.
Những sóng điện từ có bước sóng từ vài mét đến vài km được dùng trong thông tin vô tuyến nên gọi là các sóng vô tuyến. Người ta chia sóng vô tuyến thành: sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng trung và sóng dài.
3 yếu tố trong sóng điện từ là B, E, v, mà 3 yếu tố này dao động cùng pha với nhau và vecto B vuông góc với vecto E, và cả 2 vecto này đều vuông góc với vecto v ( tức vuông góc với phương truyền sóng). Theo định nghĩa sóng ngang: các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng, ta suy ra được sóng điện từ là sóng ngang.
1. Biến điệu sóng điện từ là gì?
Trong thông tin liên lạc bằng vô tuyến, để phát sóng điện từ đi xa thì người ta thường phải trộn lẫn sóng âm tần hoặc thị tần với sóng cao tần, cơ chế này thường được gọi là biến điệu sóng điện từ. Có nhiều cách để có thể biến điệu sóng điện từ như biến điệu biên độ, tần số hoặc có thể biến điệu pha của dao động cao tần.
2. Nguyên nhân khiến biến điệu sóng điện từ có khả năng gây hại đến sức khỏe con người
Nếu đã tìm hiểu được biến điệu sóng điện từ là gì thì bạn có thể dễ dàng hiểu được nguyên nhân khiến quá trình biến điệu này gây hại đến sức khỏe. Trong biến điệu sóng điện từ luôn có sự trộn lẫn giữa sóng điện cao tần và sóng điện âm tần. Mà trong từng loại sóng này đều mang các bước sóng hoàn toàn khác nhau: có sóng có bước sóng ngắn, sóng có bước sóng trung hoặc sóng có bước sóng dài,... Chính vì lẽ đó, nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với các nguồn xảy ra cơ chế biến điệu sóng điện từ, chắc chắn không ít thì nhiều bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi nó.
3. Giải pháp ngăn ngừa ảnh hưởng của biến điệu sóng điện từ
Sử dụng than hoạt tính để làm giảm đi những tác hại của biến điệu sóng điện từ đến cơ thể là giải pháp được rất nhiều người tin dùng hiện nay. Theo chuyên gia, các sản phẩm than hoạt tính có tác dụng cực kì hữu hiệu trong việc thanh lọc không khí, hút các bức xạ của sóng điện từ từ môi trường xung quanh, mang lại cho bạn môi trường sống, môi trường làm việc lành mạnh mà không cần phải lo ngại sẽ bị ảnh hưởng xấu từ các nguồn biến điệu sóng điện từ.
Câu 1: Dao động điện từ trong mạch chọn sóng của máy thu khi máy thu bắt được sóng là:
A. Dao động tự do với tần số bằng tần số riêng của mạch
B. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số riêng của mạch
C. Dao động tắt dần có tần số bằng tần số riêng của mạch
D. Cả 3 câu trên đều sai
Lời giải
Dao động điện từ trong mạch chọn sóng của máy thu khi máy thu bắt được sóng là : Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số riêng của mạch
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Mạch dao động ở lối vào của một máy thu thanh gồm một tụ điện có điện dung biến thiên khoảng từ 15pF đến 860pF và một cuộn cảm có độ tự cảm biến thiên. Máy có thể bắt được các sóng ngắn và sóng trung có bước sóng từ 10m đến 1000m. Tìm giới hạn biến thiên độ tự cảm của mạch:
A. 330μH - 18,7μH
B. 330μH - 1,87μH
C. 0,330mH - 1,87mH
D. 3,30mH - 18,7mH
Lời giải
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Mạch dao động ở lối vào của một máy thu thanh gồm một tụ điện có điện dung biến thiên khoảng từ 15pF đến 860pF và một cuộn cảm có độ tự cảm biến thiên. Máy có thể bắt được các sóng ngắn và sóng trung có bước sóng từ 10m đến 1000m. Tìm giới hạn biến thiên độ tự cảm của mạch:
A. 330μH - 18,7μH
B. 330μH - 1,87μH
C. 0,330mH - 1,87mH
D. 3,30mH - 18,7mH
Lời giải
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Mạch dao động ở lối vào của một máy thu thanh gồm một cuộn cảm có độ tự cảm 5μH5μH và tụ điện có điện dung biến thiên. Tính điện dung của tụ khi máy được điều chỉnh để thu sóng có bước sóng 31m. Biết rằng tần số dao động riêng của mạch dao động phải bằng tần số của sóng điện từ cần thu để có cộng hưởng. Lấy c=3.108m/sc=3.108m/s
A. 54pF
B. 54nF
C. 5,4.10-14F
D. 5,4.10-8F
Lời giải
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Cho tần số sóng mang là 800 kHz. Khi dao động âm tần có tần số 1kHz thực hiện một dao động toàn phần thì dao động âm tần thực hiện được số dao động toàn phần là:
A. 1600
B. 625
C. 800
D. 1000
Lời giải
Đáp án cần chọn là: C