Bảo vệ Tổ quốc, chống lại sự xâm lược từ bên ngoài là chức năng đối ngoại quan trọng nhất của bất cứ nhà nước nào. Ở nước ta, dựng nước và giữ nước luôn luôn đi đôi với nhau, là một đặc trưng của lịch sử dân tộc ta. Vậy Bảo vệ tổ quốc bao gồm những nội dung gì? Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Nội dung nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc:
+ Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự
+ Thực hiện chính sách hậu phương quân đội và bảo vệ trật tự, an ninh xã hội.
Để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, giữ vững an ninh quốc gia, Nhà nước ta chủ trương:
“... củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân mà nòng cốt là lực lượng vũ trang nhăn dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hoà bình ở khu vực và trên thế giới. Cơ quan, tổ chức, Công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ” (Điều 64 Hiến pháp năm 2013).
Như vậy, củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân là phương châm để bảo vệ Tổ quốc và an ninh quốc gia. Phương châm này bắt nguồn từ bản chất giai cấp của Nhà nước ta - Nhà nước của dân, do dân và vì dân, cũng như từ thực tế của hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Với tư tưởng chỉ đạo: lấy dân làm gốc trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và an ninh quốc gia, Nhà nước ta xác định đó là sự nghiệp của toàn dân. Vì vậy, nhà nước phải phát huy được sức mạnh tổng họp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, từng bước tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh của đất nước, xây dựng vững chắc nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân, nâng cao chất lượng các lực lượng vũ trang nhân dân, ngăn ngừa và làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động gây mất ổn định chính trị, xã hội, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, ngăn chặn và trừng trị có hiệu quả các loại tội phạm, bảo đảm tốt trật tự, an toàn xã hội. Để đảm bảo quốc phòng, an ninh, cần thiết phải:
- Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam hiện nay là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc;
- Kết hợp quốc phòng và an ninh với kinh tế;
- Gắn nhiệm vụ quốc phòng với nhiệm vụ an ninh;
- Phối hợp chặt chẽ hoạt động quốc phòng và an ninh với hoạt động đối ngoại;
- Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia phải được coi là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, toàn quân và toàn dân;
- Tăng cường quản lý nhà nước về quốc phòng và an ninh;
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội và công an, đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng và an ninh;
Ví dụ cụ thê về việc làm / hoạt động báo vệ Tổ quốc.
+ Có lòng yêu quê hương đất nước.
+ Rèn luyện đạo đức, tác phong.
+ Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh.
+ Sẵn sàng tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự.
+ Giúp đỡ gia đình liệt sỹ.
+ Thăm hỏi, động viên bộ đội.
+ Tham gia phong trào tình nguyện 27/7.
+ Học tập tốt tuần quân sự của nhà trường.
+ Hưởng ứng phong trào : “áo lụa tặng bà” . . .
>>> Xem thêm: Trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Hiến pháp và Luật Nghĩa vụ quân sự nước ta quy định về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc:
- Hiến pháp 1992:
+ Điều 13: Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mọi âm mưu và hành động chống lại độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa điều bị nghiêm trị theo pháp luật.
+ Điều 44: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân. Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, nòng cốt là các lực lượng vũ trang nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân phải làm đầy đử nhiệm vụ quốc phòng và an ninh do pháp luật quy định.
+ Điều 48: Nhà nước phát huy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân, giáo dục quốc phòng và an ninh cho toàn dân, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, chính sách hậu phương quân đội, xây dựng công nghiệp quốc phòng, bảo đảm trang bị cho lực lượng vũ trang, kết hợp quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần
+ Điều 12 Luật nghĩa vụ quân sự: Công dân nam giới đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ, lứa tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi.
----------------------
Trên đây là tổng hợp kiến thức của Top lời giải về những nội dung Bảo vệ tổ quốc. Qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết!