logo

Báo cáo thực hành + Bản tường trình Hóa 8 Bài thực hành 3


Bài Thực Hành 3: Dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học

Nội dung bài học bài 14 bài thực hành 3 dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học chương 2 hóa học lớp 8. Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm: Hiện tượng vật lí: sự thay đổi trạng thái của nước. Hiện tượng hoá học: đá vôi sủi bọt trong axit, đường bị hoá than.


I. Một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm

- Phải tuyệt đối tuân thủ các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm và hướng dẫn của thầy cô giáo.

- Cần trật tự, gọn gàng, cẩn thận, thực hiện thí nghiệm theo đúng trình tự quy định.

- Tuyệt đối không làm đổ vỡ, không để hóa chất bắn vào người và quần áo. Đèn cồn dùng xong cần đậy nắp để tắt lửa.

- Sau khi làm thí nghiệm thực hành phải rửa dụng cụ thí nghiệm, vệ sinh phòng thí nghiệm.


II. Tiến hành thí nghiệm dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học

1. Chuẩn bị dung cụ

- Chuẩn bị hóa chất: canxi hidroxit, nước, kali penmanganat (thuốc tím)

- Chuẩn bị dụng cụ: Cốc thủy tinh đựng nước, ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, nước...

2. Tiến hành thí nghiệm

Thí nghiệm 1. Hòa tan và đun nóng kali penmanganat (thuốc tím)

Cách tiến hành: 

- Lấy một lượng (khoảng 0,5g) thuốc tím đem chia thành 3 phần.

- Bỏ một phần vào nước đựng trong ống nghiệm (1), lác cha tan (cầm ống nghiệm đập nhẹ vào lòng bàn tay).

- Bỏ 2 phần vào vào ống nghiêm (2) rồi đun nóng, đưa que đóm cháy dở còn tàn đỏ vào để thử, nếu thấy que đóm bùng cháy thì tiếp tục đun. Khi nào qua đóm không bùng cháy thì ngừng đun, để nguội ống nghiệm. Sau đó đổ nước vào, lắc cho tan hết. Quan sát màu của dung dịch trong 2 ống nghiệm.

Hiện tượng:

- Ống nghiệm (1): Kali penmanganat hòa tan hoàn toàn trong nước, thành dung dịch màu tím.

- Ống nghiệm (2): Kali penmanganat hòa tan một phần trong nước. Màu dung dịch nhạt hơn ống nghiệm (1)

Giải thích hiện tượng:

- Ống nghiệm (1): Kali penmanganat hòa tan hoàn toàn trong nước là hiện tượng vật lí, chất rắn hòa tan trong nước tạo thành dung dịch.

- Ống nghiệm (2): Đun nóng ống nghiệm (2) sinh ra khí Oxi làm que đóm bùng cháy, là do phản ứng sinh ra khí oxi duy trì sự cháy.

- Để nguội ống nghiệm rồi mới cho nước vào vì tránh để chênh lệch nhiệt độ vỡ ống nghiệm

- Sau khi cho nước vào, nhận thấy chỉ có 1 phần chất rắn tan, màu dung dịch nhạt hơn ống nghiệm 1, vì khi đun nóng thuốc tím sinh ra các chất rắn: kalimanganat, manganđioxit và khí oxi.

 Phương trình hóa học bằng chữ

Kali penmanganat  kalimanganat + manganđioxit + oxi

Thí nghiệm 2. Thực hiện phản ứng với canxi hidroxit

Cách tiến hành:

a) Dùng ống thủy tinh thổi hơi thở lần lượt vào ống nghiệm (1) đựng nước và ống nghiệm (2) đựng nước vôi trong (dung dịch canxi hidroxit).

b) Đổ dung dịch natri cacbonat lần lượt vào ống nghiệm (1) đựng nước và ống nghiệm (2) đựng nước vôi trong.

a)

Hiện tượng:

Ống nghiệm (1): Không có hiện tượng gì

Ống nghiệm (2): Thấy nước vôi trong vẩn đục

Giải thích:

Nước vôi trong bị vẩn đục do chất rắn không tan được tạo thành là canxi cacbonat

Phương trình hóa học bằng chữ:

Canxi hidroxit + khí cacbonic → canxi cacbonat + nước

b)

Hiện tượng:

Ống nghiệm 1: Không xảy ra phản ứng hóa học

Ống nghiệm 2: Xảy ra phản ứng xuất hiện kết tủa

Giải thích:

Ống nghiệm 1: Không xảy ra phản ứng hóa học

Ống nghiệm 2: Xảy ra phản ứng hóa học vì xuất hiện chất kết tủa.

Phương trình hóa học bằng chữ:

canxi hidroxit + natri cacbonat → canxi cacbonat + natri hidroxit


II. Báo cáo tường trình thí nghiệm dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học

1. Mô tả những gì quan sát được. Trong hai ống nghiệm, ở ống nào xảy ra hiện tượng vật lí, ống nào xảy ra hiện tượng hóa học? Giải thích.

2. Ghi lại hiện tượng xuất hiện trong mỗi ống nghiệm. Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng xảy ra. Viết phương trình chữ của phản ứng.

Cho biết: a. Trong hơi thở ra có khí cacbon đioxit, hai chất mới tạo ra là canxi cacbonat và nước; b. Hai chất mới tạo ra thì một cũng là canxi cacbonat và một là natri hiđroxit.

Chia sẻ các bạn mẫu báo cáo bản tường trình bài thực hành 3 dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học.

Bản tường trình hóa học 8 bài thực hành 3

Họ và tên: ............................................................................... 

Lớp........................

Bài thực hành 3 Dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học

Phần I: Phần đánh giá

Nhận xét

Điểm

Thao tác TN

(3đ)

Kết quả TN

(2đ)

Nội dung tường trình

(3đ)

Chuẩn bị dụng cụ, vệ sinh

(2đ)

Tổng số

(10 đ)

 

 

 

 

 

Phần II. Phần thực hành

1. Thí ngiệm 1. Hòa tan và đun nóng kali penmanganat (thuốc tím)

- Dụng cụ hóa chất:

+ Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, đóm,…

+ Hóa chất: kali pemanganat (thuốc tím)

- Cách tiến hành: 

Lấy một lượng (khoảng 0,5g) thuốc tím đem chia thành 3 phần.

Bỏ một phần vào nước đựng trong ống nghiệm (1), lác cha tan (cầm ống nghiệm đập nhẹ vào lòng bàn tay).

Bỏ 2 phần vào vào ống nghiệm (2) rồi đun nóng, đưa que đóm cháy dở còn tàn đỏ vào để thử, nếu thấy que đóm bùng cháy thì tiếp tục đun. Khi nào qua đóm không bùng cháy thì ngừng đun, để nguội ống nghiệm. Sau đó đổ nước vào, lắc cho tan hết. Quan sát màu của dung dịch trong 2 ống nghiệm.

- Hiện tượng:

+ Ống nghiệm (1): Kali penmanganat hòa tan hoàn toàn trong nước, thành dung dịch màu tím.

+ Ống nghiệm (2): Kali penmanganat hòa tan một phần trong nước. Màu dung dịch nhạt hơn ống nghiệm (1)

- Giải thích:

+ Ống nghiệm (1): Kali penmanganat hòa tan hoàn toàn trong nước là hiện tượng vật lí, chất rắn hòa tan trong nước tạo thành dung dịch.

+ Ống nghiệm (2): Đun nóng ống nghiệm (2) sinh ra khí Oxi làm que đóm bùng cháy, là do phản ứng sinh ra khí oxi duy trì sự cháy.

+ Để nguội ống nghiệm rồi mới cho nước vào vì tránh để chênh lệch nhiệt độ vỡ ống nghiệm

+ Sau khi cho nước vào, nhận thấy chỉ có 1 phần chất rắn tan, màu dung dịch nhạt hơn ống nghiệm 1, vì khi đun nóng thuốc tím sinh ra các chất rắn: kalimanganat, manganđioxit và khí oxi.

- Phương trình hóa học bằng chữ: 

Kali penmanganat → kalimanganat + manganđioxit + khí oxi

Câu hỏi 1: Chất rắn trong ống nghiệm (2) có tan hết không?

Chất rắn hòa tan một phần vào nước, còn lại không tan hết

Câu hỏi 2: Trong hai ống nghiệm, ở ống nào xảy ra hiện tượng vật lí, ống nào xảy ra hiện tượng hóa học?

Trong hai ống nghiệm thì:

Ống 1: Thuộc hiện tượng vật lí vì không có sự biến đổi về chất.

Ống 2: Thuộc hiện tượng hóa học vì có chất mới sinh ra (khí oxi làm cho tàn đóm bùng cháy, chất không tan hết là manganđioxit).

2. Thí nghiệm 2 Thực hiện phản ứng với canxi hidroxit

- Dụng cụ hóa chất:

+ Dụng cụ: ống nghiệm, công tơ hút, kẹp gỗ,…

+ Hóa chất: dung dịch canxi hidroxit, dung dịch natri cacbonat.

- Cách tiến hành: 

a) Dùng ống thủy tinh thổi hơi thở lần lượt vào ống nghiệm (1) đựng nước và ống nghiệm (2) đựng nước vôi trong (dung dịch canxi hidroxit).

b) Đổ dung dịch natri cacbonat lần lượt vào ống nghiệm (1) đựng nước và ống nghiệm (2) đựng nước vôi trong.

a)

- Hiện tượng:

Ống nghiệm (1): Không có hiện tượng gì

Ống nghiệm (2): Thấy nước vôi trong vẩn đục

- Giải thích:

Nước vôi trong bị vẩn đục do chất rắn không tan được tạo thành là canxi cacbonat

- Phương trình hóa học bằng chữ:

Canxi hidroxit + khí cacbonic → canxi cacbonat + nước

b)

- Hiện tượng:

Ống nghiệm 1: Không xảy ra phản ứng hóa học

Ống nghiệm 2: Xảy ra phản ứng xuất hiện kết tủa

- Giải thích:

Ống nghiệm 1: Không xảy ra phản ứng hóa học

Ống nghiệm 2: Xảy ra phản ứng hóa học vì xuất hiện chất kết tủa.

- Phương trình hóa học bằng chữ:

canxi hidroxit + natri cacbonat → canxi cacbonat + natri hidroxit

Vừa rồi là lý thuyết và mẫu báo cáo bài 14 bài thực hành 3 dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học. Bài học giúp sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm nêu trên. Quan sát, mô tả, giải thích được các hiện tượng hoá học.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục