logo

Bằng lý luận và thực tiễn, Anh/Chị hãy chứng minh rằng: "Trong  mọi  thời  đại, những tư tưởng của giai cấp thống trị là những tư tưởng thống trị

icon_facebook

Câu hỏi: Bằng lý luận và thực tiễn, Anh/Chị hãy chứng minh rằng: “Trong  mọi  thời  đại, những tư tưởng của giai cấp thống trị là những tư tưởng thống trị. Điều đó có nghĩa là giai cấp nào là lực lượng vật chất thống trị trong xã hội thì cũng là lực lượng tinh thần thống trị trong xã hội”.

Trả lời: 

Theo triết học Mác, xã hội là một hệ thống có một cấu trúc phức tạp bao gồm các lĩnh vực: lĩnh vực kinh tế, tức lĩnh vực quan hệ sản xuất; lĩnh vực xã hội, tức lĩnh vực quan hệ giữa các con người, các cộng đồng; lĩnh vực chính trị và lĩnh vực tinh thần. Trong các lĩnh vực này, lĩnh vực  kinh tế đóng vai trò nền tảng, có ý nghĩa quyết định tất cả các lĩnh vực, các quan  hệ xã  hội khác nếu xét đến cùng. Hơn nữa, theo Mác, các quan hệ sản xuất xã hội còn quy định tính độc đáo riêng của từng xã hội cụ thể. Nó chính là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt xã hội này với xã hội kia.


1. Bằng lý luận

Hai cở sở lý luận quan trọng:

a. Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng

- Mác cho thấy rằng: toàn bộ các quan hệ sản xuất hiện đang tồn tại trong xã hội và tạo thành kết cấu kinh tế của xã hội đó là cơ sở hạ tầng; còn các mặt, các quan hệ còn lại (chính trị, pháp quyền, tinh thần, …) là kiến trúc thượng tầng. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai trong các mặt cơ bản cấu thành một hình thái kinh tế - xã hội. Chúng thống nhất và tác động qua lại lẫn nhau, trong đó, cơ sở hạ tầng quyết định đối với kiến trúc thượng tầng, song kiến trúc thượng tầng cũng có tác động tích cực trở lại cơ sở hạ tầng.

- Mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành một kiến trúc thượng tầng tương ứng với nó. Trong đó, tính chất của cơ sở hạ tầng quyết định tính chất của kiến trúc  thượng tầng. Trong xã hội có  giai cấp,  giai cấp nào giữ địa vị thống trị về mặt kinh tế, trong đời sống vật chất và nắm tư liệu sản xuất nắm bộ máy nhà nước thì giai cấp đó cũng giữ địa vị thống trị về mặt chính trị và đời sống tinh thần, tư tưởng của xã hội và trở thành hệ tư tưởng thống trị.

- Giai cấp nào là lực lượng quyết định vật chất thì giai cấp đó quyết định ý thức. Cụ thể:

+ Giai cấp thống trị kinh tế sẽ thống trị về mặt chính trị; nắm lấy tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội mới có khả năng thống trị kinh tế. Thống trị về tư liệu sản xuất sẽ nắm giữ của cải thặng dư do xã hội làm ra; -> thống trị về mặt ý thức. Các mâu thuẫn trong lĩnh vực  kinh tế, xét tới cùng, quyết định mâu thuãn trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng.

+ Trong xã hội có giai cấp, kiến trúc thượng tầng luôn mang tính giai cấp, thể hiện một cuộc  đấu tranh về chính trị, tư tưởng giữa các giai cấp đối kháng mà trong đó đặc trưng là sự thống trị về mặt chính trị - tư tưởng của giai cấp thống trị. Trong kiến trúc thượng tầng, nhà nước đóng vai trò quan trọng nhất. Bởi vì, nó không chỉ tiêu biểu cho chế độ chính trị của xã hội cụ thể mà hơn nữa, nhờ có nhà nước, giai cấp thống trị mới có thể thực hiện được sự thống trị của  mình đối với  tất cả các mặt của đời sống xã hội. -> Kiến trúc thượng tầng bị phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng.

b. Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội

- Những giai đoạn sản xuất xã hội khác nhau, sản sinh ra những kiểu  đời sống xã hội khác  nhau. Yếu tố cốt lõi của nền sản xuất vật chất của xã hội là  phương thức  sản xuất. Phương thức  sản xuất quyết định tất cả quá trình sinh hoạt của đời sống xã hội. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.

- Về thực chất lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội loài người gắn liền với lịch sử tồn tại và phát triển của nền sản xuất ra của cải vật chất, gắn liền với lịch sử tồn tại và phát triển của các phương thức sản xuất ra của cải vật chất.

→ Như vậy từ hai luận điểm trên, ta có thể nói rằng: “Trong mọi thời đại, những tư tưởng của giai cấp thống trị là những tư tưởng thống trị. Điều đó có nghĩa là giai cấp nào là lực lượng vật chất thống trị trong xã hội thì cũng là lực lượng tinh thần thống trị trong xã hội”.


2. Bằng thực tiễn

Thực tiễn: Quan điểm giai cấp nào thống trị lực lượng vật chất trong xã hội thì cũng là lực lượng thống trị tinh thần trong xã hội được chứng minh qua thực tế cuộc sống dưới thời đại phong kiến và chủ nghĩa tư bản:

- Thời phong kiến, tá điền là lực lượng lao động chính nhưng không có tư liệu sản xuất nên phải làm thuê, bán sức lao động cho địa chủ, của cải vật chất làm ra đều rơi vào  tay địa chủ. Địa chủ cũng là người nắm quyền lực, tá điền phải nghe lời và phục vụ  lợi ích của họ. Giai cấp thống  trị nắm được các tư liệu sản xuất cơ bản (vật chất) và đã trở thành lực lượng thống trị tinh thần. Ở đây ta thấy rõ rằng, các quan hệ sản xuất (cơ sở hạ tầng) đã quy định các mặt về đời sống tinh thần, chính trị tư tưởng (kiến trúc thượng tầng). Hệ tư tưởng thống trị là của giai cấp giai cấp thống trị.

- Thời tư bản chủ nghĩa, vô sản là  lực lượng lao động chính trong xã hội, tuy nhiên phần lớn  tư liệu sản xuất và phương thức sản xuất đều nằm trong tay giai cấp tư sản, và giai cấp này đã thu  về tất hầu hết các giá trị thặng dư do xã hội tạo ra. Quyền lực thuộc về giai cấp tư sản, họ thống trị về kinh tế  và cả các mặt chính trị, xã hội và dùng chúng để phục vụ cho chính giai cấp mình. Từ  đó, ta có thể thấy tư tưởng của giai cấp tư sản (giai cấp thống trị) là tư tưởng thống trị, họ là lực lượng vật chất thống trị trong xã hội thì cũng là lực lượng tinh thần thống trị trong xã hội.

icon-date
Xuất bản : 25/09/2021 - Cập nhật : 26/09/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads