1. Tinh chất hóa học của phi kim
a, Tác dụng với kim loại
- Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối hoặc oxit
b, Tác dụng với hiđro
- Phi kim tác dụng với hi đro tạo thành hợp chất khí
c, Tác dụng với oxi:
- Tạo thành oxit axit
2. Tính chất hóa học của Cacbon
- Tác dụng với oxi tạo thành cacbonđioxit
- Tác dụng với oxit kim loại
3. Tính chất hóa học của muối cacbonat
Na2CO3 + 2HCl → NaCl + CO2 + H2O
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl
1. Thí nghiệm 1: Cacbon khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao
– Hiện tượng: Hỗn hợp CuO + C đun nóng và có sự chuyển đổi từ màu đen → màu đỏ.
Dung dịch nước vôi trong vẩn đỏ.
– Giải thích: PTHH
2CuO + C → 2Cu + CO2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
2. Thí nghiệm 2: Nhiệt phân muối NaHCO3
– Hiện tượng: Lượng muối NaHCO3 giảm dần → NaHCO3 bị nhiệt phân.
Phần miệng ống nghiệm có hơi nước ngưng đọng → có nước tạo ra.
Dung dịch Ca(OH)2 bị vẩn đục.
– Giải thích: PTHH
2NaHCO3 → Na2CO3 + H2O + CO2
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
3. Thí nghiệm 3: Nhận biết muối cacbonat và muối clorua
Các phương án nhận biết 3 chất: NaCl, Na2CO3, CaCO3
– Phản ứng với dung dịch axit HCl:
+ Không có khí thoát ra → NaCl
+ Có khí thoát ra →Na2CO3, CaCO3
– Tính tan trong nước H2O
+ Tan: Na2CO3
+ Không tan: CaCO3
Thao tác thí nghiệm:
– Đánh số các lọ hóa chất và ống nghiệm.
– Lấy 1 thìa mỗi chất vào ống nghiệm có số tương ứng.
– Nhỏ 2ml dd HCl vào mỗi ống nghiệm:
+ Nếu không có khí thoát ra → NaCl.
+ Có khí thoát ra →Na2CO3, CaCO3
– Lấy một thìa hóa chất trong 2 lọ còn lại cho vào ống nghiệm.
– Cho 2ml nước cất, lắc nhẹ:
+ Chất rắn tan → nhận ra Na2CO3
+ Chất rắn không tan → nhận ra CaCO3
Họ và tên: ......................................................................................................
Lớp: ......................................................................................................
Báo cáo thực hành hóa 9 bài 33 :
Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng
Thí nghiệm 1: Cacbon khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao
- Dụng cụ hóa chất:
- Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, cốc thủy tinh, giá đỡ, ống dẫn khí,…
- Hóa chất: hỗn hợp đồng (II) oxit và cacbon, dung dịch Ca(OH)2,..
Cách tiến hành:
- Lấy một ít (bằng hạt ngô) hỗn hợp đồng (II) oxit và cacbon (bột than gỗ) vào ống nghiệm.
- Đun nóng đáy ống nghiệm bằng ngọn lửa đèn cồn.
Hiện tượng - giải thích:
Sau khi đun nóng một thời gian, ta thấy phần đáy ống nghiệm bột màu đen (CuO + C) chuyển sang màu đỏ (Cu).
2CuO + C → 2Cu + CO2
Khí CO2 tạo thành được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 nên trong cốc chứa bị vẩn đục trắng:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Kết luận:
Cacbon có tính khử, có thể khử oxit kim loại thành kim loại.
Thí nghiệm 2: Nhiệt phân muối NaHCO3
Dụng cụ hóa chất:
- Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, cốc , giá đỡ, ống dẫn khí,…
- Hóa chất: muối NaHCO3, dung dịch Ca(OH)2.
Cách tiến hành:
- Lấy một thìa nhỏ muối NaHCO3 vào ống nghiệm.
- Lắp dụng cụ như hình 3.16 trang 89
- Đun nóng đáy ống nghiệm bằng ngọn lửa đèn cồn.
Hiện tượng – giải thích:
Trên thành ống nghiệm xuất hiện những giọt nước đọng lại, vào ống nghiệm đựng dung dịch Ca(OH)2 thì xuất hiện vẩn đục:
2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Kết luận:
Muối NaHCO3 khan không bền bởi nhiệt. Và bị phân hủy ra Na2CO3 và CO2, H2O
Thí nghiệm 3: Nhận biết muối cacbonat và muối clorua
- Có 3 lọ đựng 3 chất rắn ở dạng bột là NaCl, Na2CO3 và CaCO3. Hãy làm thí nghiệm nhận biết mỗi chất trong các lọ trên.
Dụng cụ hóa chất:
- Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, ….
- Hóa chất: 3 chất rắn ở dạng bột là NaCl, Na2CO3 và CaCO3, nước, dung dịch HCl.
Cách tiến hành:
- Hòa tan lần lượt từng chất rắn đã cho ở trên vào nước. Chất nào không tan trong nước là CaCO3 còn lại NaCl và Na2CO3 tan trong nước.
- Cho dung dịch hòa tan vừa thu được tác dụng với dung dịch HCl, chất nào tạo ra khí thì chất đó là Na2CO3 còn lại là NaCl:
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O