Câu hỏi:
a) Em hãy cho biết bạn học sinh trong ảnh 1 đang tính toán các khoản thu nào?
b) Bản thân em đã có các khoản thu nào? Theo em các khoản thu đó chủ yếu đến từ đâu?
Lời giải:
a) Bạn học sinh trong ảnh 1 đang tính toán các khoản:
+ Tiền lì xì
+ Tiền thưởng khi đạt học sinh giỏi
+ Tiền tiêu vặt bố mẹ cho
Bản thân em đã có các khoản thu như: Tiền lì xì, tiền tiêu vặt, tiền bán giấy vụn,... Và các khoản tiền đó chủ yếu đến từ bố mẹ cho
* Mở rộng kiến thức về tác dụng của chi tiêu hợp lý và một số sai lầm cần tránh trong cách quản lý chi tiêu trong gia đình, cá nhân
Tác dụng của việc chi tiêu hợp lý
Việc chi tiêu hợp lý giúp bạn có khả năng cân bằng tài chính: Việc tính toán cân bằng và hợp lý các khoản chi tiêu mang lại cho bạn thói quen chi tiêu hợp lý, đồng thời giúp cho bạn biết cách cân bằng tài chính trong các khoản chi tiêu.
Một số sai lầm nên tránh trong cách quản lý chi tiêu gia đình, cá nhân
Không phải ai cũng có thể tiết kiệm và quản lý tiền bạc hiệu quả, nhất là những người trẻ, những người có thói quen chi tiêu vô tội vạ. Dưới đây là một số sai lầm mà bạn nên tránh để có thể tiết kiệm và ổn định tài chính cá nhân.
- Không có ý định tiết kiệm tiền
Nhiều người trẻ không có ý định tiết kiệm tiền. Họ dùng toàn bộ số tiền mà mình kiếm được để chi tiêu cho sở thích cá nhân như mua quần áo, đi du lịch, vui chơi, làm đẹp… Có thể số tiền mà họ kiếm được mỗi tháng khá cao nhưng số tiền họ tiết kiệm được lại bằng 0.
- Không đặt mục tiêu tiết kiệm tiền rõ ràng
Để quản lý chi tiêu và tiết kiệm hiệu quả, điều bạn cần làm là đặt ra mục tiêu cụ thể để có động lực phấn đấu. Mục tiêu mà bạn hướng đến có thể là mua nhà, mua xe, phụng dưỡng bố mẹ, để dành cho con cái…
- Chi tiêu trước, tiết kiệm sau
Có rất nhiều người sau khi nhận được lương sẽ dùng để chi tiêu trước rồi mới tính đến việc tiết kiệm. Tuy nhiên, điều bạn cần làm là ngược lại, hãy dành một khoản tiết kiệm trước, số tiền còn lại sẽ dùng để chi tiêu.
- Bỏ tiền tiết kiệm vào một chỗ
Dồn tiền tiết kiệm vào một chỗ, ví dụ như toàn bộ tiền đều gửi cùng một sổ tiết kiệm là một lựa chọn không hề khôn ngoan. Điều này sẽ khiến bạn không thể lấy được tiền để sử dụng khi cần thiết. Tốt hơn hết nên gửi tiền tiết kiệm vào nhiều sổ khác nhau, nếu bạn tất toán một sổ tiết kiệm trước thì các sổ còn lại vẫn được duy trì và nhận lãi hàng tháng.
Dồn tiền tiết kiệm vào một chỗ, ví dụ như toàn bộ tiền đều gửi cùng một sổ tiết kiệm là một lựa chọn không hề khôn ngoan.
- Chỉ tiết kiệm bằng các khoản tiền may mắn
Nếu bạn chỉ tiết kiệm tiền từ các khoản như: tiền thưởng, tiền được cho, biếu… sẽ không đạt được hiệu quả như tiết kiệm bằng tiền thu nhập cố định như tiền lương, tiền lãi kinh doanh.