logo

Bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện ở những mặt nào?

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi “Bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện ở những mặt nào?” Cùng với kiến thức tham khảo là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Địa lí 9.


Trả lời câu hỏi: Bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện ở những mặt nào?

Bản sắc văn hóa của các dân tộc được thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, tập quán, phương thức sản xuất.

Ví dụ:

- Trang phục dân tộc dân tộc của người Mông, người Thái khác với trang phục dân tộc của người Kinh, người Khơ - me.

- Ngày Tết cổ truyền của dân tộc diễn ra vào những thời điểm khác nhau,với những nghi thức khác nhau:

- Lễ Tết lớn nhất của người Kinh, người Hoa là Tết Nguyên Đán bắt đầu từ mùng một tháng giêng theo Âm lịch

- Lễ Tết lớn nhất của người Khơ - me là Lễ mừng năm mới Chol Chnăm Thmáy diễn ra vào tháng 4 Dương lịch.

- Lễ Tết cơm mới của người Ê Đê (Đåk Låk) diễn ra vào tháng 10 Dương lịch.

- Dân tộc kinh có nhiểu nét văn hóa lắm! Như là dân tộc có truyền thống đoàn kết, gắn bó, phát huy truyền thống lâu dài của cha ông, cần cù, sáng tạo những giá trị đậm đà bản sắc dân tộc. Còn có đời sống tín ngưỡng, tâm linh như thờ cúng ông bà, tổ tiên, những người có Công với đất nước, đó là đạo lý uống nước nhớ nguồn. Ngoài ra dân tộc Kinh chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, một bộ phận theo đạo Thiên Chúa, Tin Lành, một bộ phận theo đạo Phật. Mỗi dân tộc có tiếng nói, phong tục tập quán riêng. Về tiếng nói,dân tộc Kinh thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường. Còn có các phong tục tập quán mang nét chung là có liên quan đến chu kỳ một đời người như: Phong tục sinh đẻ, nuôi con, cưới xin, làm nhà, tang lễ và trong lao động sản xuất,sinh hoạt, đấu tranh dành độc lập. Kiến trúc về nhà cửa truyền thống, kiểu dáng trang phục, họa tiết, trang sứ,.của mỗi dân tộc cũng rát đặc sắc và phong phú, biểu hiện quan niệm về vũ trụ, về thiên nhiên và con người, về tập quán và quan niệm cuộc sống của mỗi dân tộc. Dân tộc kinh từ vùng xuôi lên xây dựng vùng kinh tế mới, cư trú xen kẽ với các dân tộc thiều số,nhà ở mang nét kiến trúc nhà nông thôn đồng bằng Bắc bộ. Cuối cùng dân tộc Kinh còn có nét văn hóa về trang phục như áo dài, áo bà ba….


Kiến thức tham khảo về Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam


1. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là gì?

- Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là thuật ngữ chỉ sắc thái, vẻ đẹp và tính chất đặc biệt, cái riêng để phân biệt với những nước trên thế giới, bản sắc văn hóa dân tộc là cái gốc của nền văn hóa, những đặc trưng không thể trộn lẫn trong cội nguồn văn hóa dân tộc Việt Nam.

- Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là những nét đặc trưng đặc biệt làm nên sắc thái, bản lĩnh và dấu ấn riêng của mỗi dân tộc, từ những nét đó để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác

Bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện ở những mặt nào?

2. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là gì?

- Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là hành động, việc làm của mỗi người hướng tới mục tiêu bảo vệ, gìn giữ những nét đặc trưng, tài sản vô giá, linh hồn của dân tộc hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, biết bao mồ hôi xương máu máu của dân tộc Việt Nam.

- Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là việc làm cần thiết và quan trọng để vận dụng và phát triển lâu dài, là cách tốt nhất để toàn thể dân tộc hướng tới hành động bảo vệ hệ thống giá trị văn hóa được hình thành trong suốt quá trình lịch sử.


3. Bản sắc văn háo ở mỗi dân tộc thể hiện ở những mặt nào?

- Bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc được thể hiện ở: (i) ngôn ngữ (ii) phương thức sản xuất (iii) phong tục tập quán (iv) trang phục, có thể kể đến một số nét văn hoá tiêu biểu của dân tộc Kinh là :

+Có nhiều các lễ hội trong năm: Ví dụ: Lễ hội đền Hùng, Chùa Hương, Chùa Yên Tử…

+ Trong các bữa cơm đời thường , họ sẽ ăn cơm tẻ, cơm nếp hoặc cháo, xôi

+ Có những món ăn độc đáo và làm nên sự khác biệt của dân tộc Kinh với các dân tộc khác trên cả nước đó chính là món mắm tôm, trứng vịt lộn.

+ Lễ tết lớn nhất của người Kinh là lễ tết Nguyên Đán được tổ chức bắt đầu từ mùng 1 tháng giêng theo Âm lịch . 


4. Đặc trưng cơ bản của bản sắc dân tộc Việt Nam

- Bản sắc dân tộc Việt Nam thể hiện những đặc trưng của nền văn hóa. Là gốc hình thành văn hóa từ lâu đời, từ đó ngày càng phát triển, tạo nên những nét riêng biệt đến nay.

- Bản sắc văn hóa dân tộc mang tính bền vững với thời gian. Thời gian có thay đổi nhưng nét văn hóa dân tộc Việt Nam vẫn sẽ được gìn giữ, không khác biệt với bản sắc văn hóa dân tộc ban đầu.

- Đặc trưng cơ bản có thể nhìn nhận từ bên ngoài về bản sắc văn hóa dân tộc là sự tôn kính, thờ cúng tổ tiên, tôn trọng tất cả các giá trị cộng đồng và gia đình, các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, người dân lao động cần cù…

- Ở Việt Nam có một nền văn hóa dân tộc phong phú trong cộng đồng 54 dân tộc, có nhiều sinh hoạt cộng đồng, tín ngưỡng, tư tưởng và tôn giáo khác nhau.

- Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển phụ thuộc vào đặc điểm của từng dân tộc, điều kiện lịch sử, điều kiện tự nhiên, môi trường cư trú, chế độ chính trị giao lưu với các nền văn hóa khác.

- Thực tế qua hàng ngàn năm lịch sử chứng minh rằng để bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được gìn giữ tốt đẹp chính là nhờ vào tinh thần đoàn kết, sự gắn bó chặt chẽ và gìn giữ của mỗi người dân Việt Nam.

icon-date
Xuất bản : 13/03/2022 - Cập nhật : 14/03/2022