logo

Bản sắc (identity) là gì?

Câu hỏi: Bản sắc (identity) là gì?

Trả lời: 

Bản sắc chính là văn hóa, song không phải bất cứ yếu tố văn hóa nào cũng được xếp vào bản sắc. Người ta chỉ coi những yếu tố văn hóa nào giúp phân biệt một cộng đồng văn hóa này với một cộng đồng văn hóa khác là bản sắc.

Tùy từng đối tượng nghiên cứu cụ thể mà bản sắc được gắn với các cộng đồng ở những quy mô khác nhau; cụ thể như: người ta có thể nói đến bản sắc phương Đông hay phương Tây (cộng đồng văn hóa khu vực), cũng có thể nói đến bản sắc của một dân tộc, một tộc người hay một nhóm người trong xã hội.

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về bản sắc (identity) nhé!

- Ở đây Top lời giải đưa ra 3 khái niệm về bản sắc, đó là: 

+ Bản sắc văn hóa – Cultural Identity

+ Bản sắc cá nhân – Personal Identity

+ Bản sắc (Khoa học xã hội) - Identity


1. Khái niệm bản sắc văn hóa

Bản sắc văn hóa hay bản thể văn hóa (tiếng Anh: cultural identity) là bản thể hay cảm giác thuộc về một nhóm nào đó. Nó là một phần của khái niệm về bản thân và nhận thức về bản thân của một người, và có liên quan đến quốc tịch, sắc tộc, tôn giáo, giai cấp xã hội, thế hệ, địa phương hay bất cứ loại nhóm xã hội nào có văn hóa riêng biệt. Bản sắc văn hóa đặc trưng cho cả cá nhân và nhóm đồng nhất về văn hóa với các thành viên có chung bản sắc văn hóa.

[CHUẨN NHẤT] Bản sắc (identity) là gì?

Bản sắc là những yếu tố văn hóa đặc trưng cho từng cấp độ chủ thể văn hóa được xét đến. Bản sắc giúp khu biệt cộng đồng văn hóa này với cộng đồng văn hóa khác.

Trong hoạt động kinh tế, con người không chỉ dựa trên các chuẩn mực pháp lý, tri thức, sự hiểu biết của họ về lĩnh vực họ đang làm, mà còn bị dẫn dắt và chi phối bởi các giá trị văn hóa như: đạo đức, thẩm mỹ, truyền thống, triết lý mà họ được thừa hưởng từ giáo dục và từ môi trường sống, tóm lại là – từ bản sắc văn hóa. Chính vì vậy, bản sắc văn hóa là cốt lõi của triết lý phát triển ở mỗi dân tộc.

Một đặc tính nổi trội trong văn hóa Việt Nam là tính dung chấp rất cao. Đã có nhiều nhà nghiên cứu văn hóa nhìn nhận tính dung chấp ấy như một thứ chủ nghĩa thực dụng của người Việt: sẵn sàng tiếp thu các yếu tố văn hóa ngoại sinh, miễn là có lợi. Với cái nhìn đó, văn hóa Việt Nam dễ bị hình dung như một tổng cơ học của những “mảnh vụn văn hóa” được đặt cạnh nhau. Nhờ tính dung chấp mà quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa không những không làm tổn hại đến nền văn hóa bản địa, mà trái lại còn làm cho nền văn hóa ấy càng trở nên giàu có và phong phú hơn.

Biết cách loại bỏ những yếu tố văn hóa lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của dân tộc, và biết chấp nhận những giá trị tiến bộ bên ngoài để đưa dân tộc tiến lên – là một phẩm hạnh mà không phải nền văn hóa nào cũng có được. Bởi lẽ, phẩm hạnh này chỉ xuất hiện ở những dân tộc giàu lòng vị tha và dung chấp. Lịch sử đã minh chứng rằng, đã có nhiều nền văn hóa tự khép kín bản thân để rồi dẫn đến diệt vong do không kịp thích nghi với những biến động trong đời sống nhân loại; hoặc đi đến những phản ứng bài ngoại hết sức cực đoan và thiếu nhân tính, gây ra nhiều thảm họa nhân đạo.


2. Bản sắc cá nhân

Bản sắc cá nhân (tiếng Anh: personal identity) là một vấn đề trong triết học đề cập đến câu hỏi "Cái gì làm cho một cá nhân tại một thời điểm cũng chính là cá nhân đó ở một thời điểm khác?" hoặc là "Chúng ta thuộc về dạng nào?". Thuật ngữ "bản sắc" trong "bản sắc cá nhân" chỉ về bản sắc lượng ("numerical identity"). Nói chung, bản sắc cá nhân là bản sắc lượng duy nhất của một cá nhân theo thời gian, có nghĩa là, điều kiện cần và đủ để nói rằng một cá nhân tại một thời điểm này và một cá nhân ở một thời điểm khác là "như nhau", bất biến qua thời gian.


3. Bản sắc (Khoa học xã hội)

Bản sắc (hay nhân thân, căn cước, tiếng Anh: identity) từ góc độ tâm lý học xã hội, xã hội học và nhân học là khái niệm và nhận thức của một cá thể về ba đối tượng: chính cá thể đó (nhận đồng cá nhân), cá thể khác hoặc một nhóm xã hội (ví dụ như nhận đồng quốc gia, nhận đồng văn hóa và thường được gọi là màu cờ sắc áo).

- Miêu tả:

Bản sắc được định nghĩa như những cá tính khác nhau của một cá thể, hoặc được một nhóm thành viên của một nhánh hoặc nhóm xã hội đặc trưng. Bản sắc khác với nhận đồng (identification); bản sắc là một danh hiệu, trong khi nhận đồng là hành động phân định nhãn hiệu.

Tuy nhiên, bản sắc được hình thành từ quá trình nhận động của bản thể cùng với những cá thể đặc trưng khác (chủ yếu từ bố mẹ hoặc những cá thể liên quan trực tiếp đến quá khứ của bản thể, và "các nhóm" mà chủ thể thuộc về). Các cá thể này có thể tích cực - ví như truyền cảm hứng cá tính đặc trưng, giá trị và niềm tin của họ cho bản thể (quá trình nhận đồng lý tưởng), hoặc tiêu cực - khi chủ thể muốn cắt đứt những cá tính đặc trưng đó (quá trình phản nhận đồng tự vệ).

Bản sắc dưới góc độ tâm lý xã hội liên quan đến các khái niệm hình ảnh cá nhân (hình mẫu tinh thần của một người về chính họ), tự tin cá nhân và bản thể cá nhân. Từ đó, Peter Weinreich, giáo sư Tâm lý học, đại học Ulster, định nghĩa: “Bản sắc của một cá thể là tổng thể của phân giải cá nhân, qua đó cách mà cá thể phân giải chính mình ở hiện tại được tiếp tục từ cách cá thể phân giải chính mình trong quá khứ, cũng như truyền cảm hứng cho tiến trình phân giải chính mình trong tương lai”. Định nghĩa này cho phép ta định nghĩa các khái niệm liên quan đến bản sắc, ví dụ như: “Bản sắc tộc người (ethnic identity) được định nghĩa như một phần của tổng thể phân giải cá nhân trên một số phương diện thể hiện sự tiếp nối giữa một phân giải cá nhân của tổ tiên trong quá khứ và một phân giải cá nhân trong tương lai có liên quan đến tộc người đó.”


4. Tìm hiểu về bản sắc văn hóa dân tộc 

Theo tâm lý học xã hội, xã hội học và nhân học, bản sắc là cách nhận thức của một cá thể về: chính cá thể đó, một cá thể khác hoặc một nhóm xã hội. Nói cách khác, bản sắc chính là những cá tính khác nhau của một cá thể hay một nhóm nhiều cá thể của một nhánh hoặc nhóm xã hội đặc trưng.

Theo giáo sư Tâm lý học Peter Weinreich, đại học Ulster: “Bản sắc của một cá thể là tổng thể của phân giải cá nhân, qua đó cách mà cá thể phân giải chính mình ở hiện tại được tiếp tục từ cách cá thể phân giải chính mình trong quá khứ, cũng như truyền cảm hứng cho tiến trình phân giải chính mình trong tương lai”.

icon-date
Xuất bản : 19/02/2022 - Cập nhật : 23/02/2022