logo

Bài Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động SGK 7 trang 91, 92, 93, 94, 95 - Văn Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động SGK 7 trang 91, 92, 93, 94, 95 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 7 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Phân tích bài viết tham khảo

- Giới thiệu trò chơi: Chơi truyền

- Miêu tả quy tắc chơi: 

+ Số người tham gia trò chơi: 2 – 6 người chơi theo cặp, hoặc chơi luân phiên theo nhóm, hoặc chia đội.

+ Đồ vật dùng cho trò chơi: 10 que chuyền nhỏ, 1 quả tròn nặng

+ Cách chơi:

Người chơi tay cầm quả tung lên không trung, đồng thời nhặt que truyền đã được rải sẵn dưới đất, kịp để bắt quả khi rơi xuống.

Chơi từ bàn 1 đến 10, người chơi vừa tung quả, nhặt que chuyền, vừa đọc đồng dao

- Luật chơi: 

+ Khi đến lượt chuyền, ai không bắt được quả hay bắt que chuyền đúng sẽ mất lượt, đối phương sẽ được chơi.

- Tác dụng của trò chơi: 

+ Luyện sự khéo léo, nhanh tay, nhanh mắt, khả năng tính toán

+ Gắn kết, hòa đồng, củng cố tinh thần đồng đội

+ Mang đến sự vui vẻ

- Ý nghĩa của trò chơi:

+ Chơi chuyền thể hiện nét đẹp dân gian văn hóa người Việt.


Thực hành viết theo các bước


1. Trước khi viết

a. Lựa chọn đề tài

- Em hãy nhớ lại những trò chơi hay hoạt động mà em biết hoặc từng tham gia. Ngày nay, có khá nhiều trò chơi hay hoạt động được tổ chức trong các sự kiện như đi dã ngoại, cắm trại,... 

- Em có thể thuyết minh về những trò chơi hay hoạt động đó. Em cũng có thể chọn những trò chơi dân gian mình đã tham gia hoặc thấy thích thú và muốn tìm hiểu.

- Gợi ý: Trò ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, chi chi chành chành, kéo co,….

Bài Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động SGK 7 trang 91, 92, 93, 94, 95 - Văn Kết nối tri thức

b. Tìm ý

Em hãy tìm ý cho bài viết bằng cách trả lời những câu hỏi dưới đây: 

- Trò chơi hay hoạt động đó thường diễn ra ở đâu?

- Trò chơi hay hoạt động đó dành cho lứa tuổi nào? 

- Hiện nay người ta có còn chơi trò chơi đó hay duy trì hoạt động đó nữa không? 

- Trò chơi hay hoạt động đó diễn ra như thế nào?

- Quy tắc của trò chơi hay hoạt động đó là gì? 

- Trò chơi hay hoạt động đó có tác dụng như thế nào đối với con người? 

- Ý nghĩa của trò chơi hay hoạt động đó là gì?

c. Lập dàn ý

a) Mở bài

- Giới thiệu về trò chơi dân gian bạn sẽ thuyết minh: kéo co, ô ăn quan, nhảy dây, trốn tìm,...

b) Thân bài

* Giải thích khái niệm:

- Trò chơi dân gian là những hoạt động vui chơi giải trí do quần chúng nhân dân sáng tạo ra và được lưu truyền tự nhiên qua nhiều thế hệ, phản ánh đời sống tinh thần, văn hóa của dân tộc.

- Trò chơi dân gian là hình thức sinh hoạt cộng đồng được nhân dân tiếp cận và gắn bó nhiều nhất, diễn ra mọi lúc, mọi nơi, không hạn định về mặt thời gian, không gian.

* Thuyết minh về một trò chơi cụ thể

- Tìm hiểu về nguồn gốc của trò chơi:

- Trò chơi ra đời khi nào, lấy cảm hứng từ đâu?

- Ngày nay trò chơi có còn phổ biến không hay được lưu giữ tại bảo tàng?

- Nêu những đặc điểm đặc trưng của trò chơi:

+ Số lượng người chơi

+ Độ tuổi thường chơi

+ Thời gian chuẩn bị

+ Thời gian chơi

+ Các kỹ năng cần thiết

- Các dịp tổ chức trò chơi (lễ hội, thi đấu...)

- Đối tượng tham gia trò chơi: độ tuổi, giới tính, ...

- Giới thiệu về cách thức chơi và luật chơi

- Ý nghĩa của trò chơi dân gian:

+ Giải trí, tạo niềm vui cho con người

+ Là nét văn hóa truyền thống của dân tộc.

c) Kết bài

- Khẳng định lại ý nghĩa của trò chơi dân gian trong đời sống tinh thần của con người.


2. Viết bài

Khi viết bài, em cần lưu ý:

- Kết hợp các thông tin em tham khảo được về trò chơi hay hoạt động và những trải nghiệm của riêng em (nếu có).

- Miêu tả quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi hay hoạt động một cách chi tiết, rõ ràng. - Mỗi đặc điểm của trò chơi hay hoạt động trình bày thành một đoạn văn.


3. Chỉnh sửa bài viết

Bài văn mẫu tham khảo

Mẫu 1:

Truyền thống văn hóa mang theo những giá trị đời sống tinh thần vốn là niềm tự hào trong đời sống của mỗi con người Việt Nam. Những trò chơi dân gian được xem như là những nét đẹp văn hóa làm nên bản sắc cho dân tộc Việt Nam. Một trong những trò chơi thú vị và khá phổ biến là trò chơi Bịt mắt bắt dê.

    Trò chơi dân gian là những hoạt động vui chơi giải trí do quần chúng nhân dân sáng tạo ra và được lưu truyền tự nhiên qua nhiều thế hệ, phản ánh đời sống tinh thần, văn hóa của dân tộc.  Trò chơi dân gian là hình thức sinh hoạt cộng đồng được nhân dân tiếp cận và gắn bó nhiều nhất, diễn ra mọi lúc, mọi nơi, không hạn định về mặt thời gian, không gian. Tuổi thơ của mỗi con người chúng ta chắc hẳn không còn xa lạ gì với những trò chơi dân gian. Đó chính là một phần gia vị không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mỗi con người Việt Nam chúng ta.

      Bịt mắt bắt dê là trò chơi đã xuất hiện từ rất lâu. Nghe ngay tên gọi của trò chơi thì chúng ta có thể hiểu được trò chơi này sẽ có sự góp mặt và tham gia của rất nhiều người.Từ “bịt mắt” thì rất rõ nghĩa khi giải thích, vậy còn từ “bắt dê” sẽ cho chúng ta thắc mắc và tò mò mà đặt ra câu hỏi tại sao là "bắt dê" chứ không phải bắt một con vật nào khác. Sở dĩ có điều này là bởi loài dê là loài có tính hiền lành, nhút nhát, linh hoạt và rất thích vận động. Chính vì thế, người bắt được nó đòi hỏi phải có sự tinh ý, nhanh nhẹn, thậm chí là cả chiến thuật. Khi những đôi mắt mở ra thì đã rất khó có thể bắt được chính xác mục tiêu mà ta muốn, cho nên khi nhắm mắt rồi thì để bắt được mục tiêu sẽ càng trở nên khó khăn hơn. Dù tối tăm trong đôi mắt khi bị bịt kín nhưng con người vẫn phải đi “bắt dê” khiến cho trò chơi này trở nên rất thú vị và đặc sắc, hấp dẫn người tham gia.

    Có hai người chơi chính, họ được bịt mắt để tìm bắt dê. Con dê sẽ được đeo một vật để phát ra được tiếng động giúp cho người tìm dễ nhận biết được. Nhưng trò chơi đâu có dễ như vậy, những người xung quanh không tham gia chơi sẽ hò reo cổ vũ người chơi. Sau một quãng thời gian, người chơi phải tìm ra được con dê. Nếu cả hai không tìm được, trò chơi kết thúc và nhường lượt chơi cho những người tiếp theo. Không khí sôi nổi khi trò chơi diễn ra bên cạnh những tiếng cổ vũ của mọi người xung quanh đã khiến cho trò chơi hấp dẫn hơn hết.

      Bịt mắt bắt dê đem lại cho con người rất nhiều sự bổ ích, đem lại niềm vui tiếng cười. Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, con người dần bị cuốn theo công nghệ hiện đại, giới trẻ cũng dần chơi những trò chơi hiện đại mà quên đi những trò chơi dân gian truyền thống, bổ ích. Thế nhưng trò chơi dân gian bịt mắt bắt dê vẫn đem lại những giá trị tinh dần của văn hóa dân tộc Việt và trở thành một nét đẹp mang bản sắc dân tộc.

   Nhiều năm tháng qua đi nhưng trò chơi này vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tinh thần to lớn của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí của lớp lớp bao thế hệ con người.

Mẫu 2:

Nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam được thể hiện qua rất nhiều hình thức, một trong những hình thức đó là các trò chơi dân gian. Từ xưa đến nay, chúng ta được biết đến với rất nhiều những trò chơi dân gian mang đậm nét truyền thống của dân tộc. Bịt mắt bắt dê được xem là một trong các trò chơi có từ lâu đời và vô cùng độc đáo.

Bịt mắt bắt dê là trò chơi đã xuất hiện từ rất lâu. Ngay từ trong những bức tranh cổ, chúng ta còn lưu lại những hình ảnh về một miền kí ức xưa kia với những cô bé, cậu bé chơi trò chơi hay những người lớn cùng nhau đứng trong một vòng tròn, bịt mắt để bắt dê. Như chính cái tên của trò chơi này, đây là trò chơi nhiều người cùng tham gia, bịt mắt để bắt được dê. Chúng ta đặt ra câu hỏi tại sao là "bắt dê" chứ không phải bắt một con vật nào khác. Điều này được lí giải bởi loài dê là loài có tính hiền lành, nhút nhát, linh hoạt và rất thích vận động. Chính vì thế, người bắt được nó đòi hỏi phải có sự tinh ý, nhanh nhẹn, thậm chí là cả chiến thuật nhất định. Mở mắt để bắt dê đã khó, bịt mắt để bắt được dê lại càng khó khăn hơn. Chính vì thế, đây được coi là trò chơi khá khó khăn nhưng lại vô cùng thú vị, hấp dẫn.

Thông thường, theo cách chơi trước kia, đúng nguyên bản của trò chơi, đây là trò chơi thường được tổ chức trong các lễ hội. Với sự tham gia của những người lớn là chủ yếu, đặc biệt là những bạn nam thanh nữ tú tham gia lễ hội. Có hai người chơi chính, họ được bịt mắt để tìm bắt dê. Con dê sẽ được đeo một vật để phát ra được tiếng động giúp cho người tìm dễ nhận biết được. Những người xung quanh không tham gia chơi sẽ đóng vai trò làm khán giả, hò reo cổ vũ người chơi. Tất cả tạo nên một không khí sôi nổi, sinh động và thú vị của lễ hội. Sau một quãng thời gian nhất định, người chơi phải tìm ra được con dê. Nếu cả hai không tìm được, trò chơi kết thúc và nhường lượt chơi cho những người tiếp theo.

Sau này, trò chơi bịt mắt bắt dê có rất nhiều những biến thể khác nhau. Có khi là hai hay nhiều người cùng chơi, họ vẫn bịt mắt nhưng điều khác biệt là không có con dê nào được bắt cả. Một người chơi chính sẽ bắt những người còn lại, những người còn lại hóa thân thành những chú dê, có thể phát ra những tiếng động để người chơi chính dễ tìm thấy. Vì thế, với biến thể này, nhiều đối tượng có thể tham gia chơi, ngay cả trẻ em cũng có thể chơi trò chơi này để rèn luyện tính phán đoán, sự nhanh nhạy và linh hoạt, rèn luyện các giác quan khác nhau. Cũng chính vì tính phổ biến của trò chơi, bịt mắt bắt dê được tổ chức ở rất nhiều địa điểm, những dịp khác nhau. Trong nhà trường, các hội thi, các lễ hội đều có thể tổ chức trò chơi này.

Ngày nay, khi xã hội hiện đại phát triển, khi nhu cầu giải trí, đời sống tinh thần của con người ngày một cao, có rất nhiều những trò chơi hiện đại, tiên tiến ra đời. Vậy nhưng, những trò chơi dân gian, trong đó có trò chơi bịt mắt bắt dê luôn là một phần kí ức của tuổi thơ, luôn là một mảnh kí ức đẹp trong tâm hồn người Việt. Cũng chính vì nét đẹp văn hóa này, chúng ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh của trò chơi này trong các tác phẩm nghệ thuật như tranh ảnh hay thơ ca.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 7 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động SGK 7 trang 91, 92, 93, 94, 95 trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 22/10/2022 - Cập nhật : 22/10/2022