logo

Bài Về chính chúng ta SGK 10 trang 100, 101, 102, 103, 104 - Văn 10 Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn bài Về chính chúng ta SGK 10 trang 100, 101, 102, 103, 104 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 10 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất.


Trả lời câu hỏi bài Về chính chúng ta trang 100, 101, 102, 103, 104


Trước khi đọc

Câu hỏi trang 100 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Bạn suy nghĩ như thế nào về quan niệm cho rằng con người là chúa tể của tự nhiên?

Lời giải 

Quan niệm cho rằng con người là chúa tể của tự nhiên chưa thật sự đúng. Con người là loài động vật có trí tuệ, có sự tiến hóa hoàn toàn nên có thể gây ảnh hưởng đến tự nhiên nhưng không có nghĩa là chúa tể của tự nhiên, khi tự nhiên bị ảnh hưởng quá nhiều thì con người sẽ phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ như việc chặt cây, phá rừng của con người dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, gây nên hiệu ứng nhà kính, nóng lên toàn cầu, ….


Trong khi đọc

Câu 1 trang 101 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Suy đoán về dụng ý của tác giả khi đặt vấn đề bằng hàng loạt câu hỏi.

Lời giải 

Tác giả đặt ra hàng loạt câu hỏi nhằm mục đích khơi lên trong bạn đọc mối thắc mắc, quan tâm, thu hút sự chú ý của bạn đọc vào những câu hỏi có vấn đề: giá trị của con người là gì?, Từ đó, tác giả dẫn dắt bạn đọc tự tìm kiếm câu trả lời thông qua quá trình tìm hiểu văn bản. 

Câu 2 trang 101 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đê bài: Câu nào trong đoạn văn thể hiện quan điểm của tác giả?

Lời giải 

Câu trong đoạn văn thể hiện quan điểm của tác giả: "Tôi đã trình bày thế giới trông như thé nào dưới ánh sáng khoa học, và chúng ta cũng là một phần của cái thế giới ấy."

Câu 3 trang 101 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Xác định hai từ khóa nói lên mối quan hệ giữa con người và thế giới trong đoạn văn.

Lời giải 

Hai từ khóa: chủ thể, nhà sáng lập tập thể.

Câu 4 trang 102 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Chú ý biện pháp tu từ điệp ngữ trong văn bản.

Lời giải 

Phép điệp trong văn bản là điệp từ “chúng ta”, nhằm làm nổi bật vấn đề trong văn bản, vấn đề về con người, các suy nghĩ, niềm tin, tư tưởng của con người. Phép điệp từ “chúng ta” còn nhấn mạnh đối tượng chính của văn bản là chúng ta – con người.

Câu 5 trang 102 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Chú ý các lí lẽ, bằng chứng được sử dụng để chứng minh luận điểm: “Tri thức của chúng ta chung quy đều phản ánh thế giới.”

Lời giải 

- Lí lẽ: Thông tin mà một hệ vật lí này có về hệ vật lý khác không có gì thuộc về ý thức hay chủ quan hết: nó chỉ là mối liên quan mà giữa vật lí định ra giữa trạng thái của vật này với trạng thái của vật khác.

- Dẫn chứng: Một giọt mưa chứa thông tin về sự hiện diện của một đám mây trên trời; một tia sáng chứa thông tin về màu sắc của chất đã gửi nó đến mắt ta, một cái đồng hồ có thông tin về thời gian trong ngày; gió mang thông tin về một trận bão đang ập đến; virus cảm lạnh có thông tin về tính dễ tổn thương của cái mũi tôi; DNA trong tế bào chúng ta chứa tất cả thông tin về mã di truyền của chúng ta; và não tôi tràn ngập những thông tin được tích luỹ từ trải nghiệm của tôi. 

Câu 6 trang 103 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Xác định câu văn khái quát ý tưởng chính của đoạn văn.

Lời giải 

Câu văn khái quát ý tưởng chính của đoạn văn: "Các giá trị đạo đức của chúng ta, cảm xúc của chúng ta, tình yêu của chúng ta cũng mang tính hiện thực không kém vì là một phần của tự nhiên, vì được chia sẻ với thế giới động vật, hay vì được quyết định bởi sự tiến hóa mà loài chúng ta đã trải qua suốt hàng triệu năm."

Câu 7 trang 103 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Hình ảnh nào được sử dụng để nói về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên?

Lời giải 

Hình ảnh được sử dụng để nói về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên là hình ảnh “nhà”, hình ảnh thể hiện mối liên kết, mối quan hệ mật thiết giữa con người và tự nhiên.


Trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 104 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Trong văn bản, tác giả trình bày quan điểm về vấn đề gì? Quan điểm ấy đã được triển khai thành những luận điểm chính nào?

Lời giải 

- Tác giả đã trình bày quan điểm về vấn đề: Con người, mối quan hệ của con người với thực tại, tự nhiên.

- Những luận điểm chính:

+ Sự tồn tại của chúng ta chỉ là một phần của vũ trụ.

+ Tri thức của con người phản ánh thế giới.

+ Con người là một phần của tự nhiên, gắn với tự nhiên.

Câu 2 trang 104 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Để làm sáng tỏ các luận điểm chính, tác giả đã sử dụng những bằng chứng, lí lẽ nào? Những thông tin khoa học trong văn bản có ý nghĩa gì trong việc làm sáng tỏ những luận điểm chính?

Lời giải 

- Để làm sáng tỏ luận điểm, tác giả đã sử dụng lý lẽ là những đánh giá, nhận xét vừa mang tính khách quan vừa thể hiện tính chủ quan cá nhân về con người và thế giới:

+ Trong bức tranh khoa học rộng lớn ngày nay, có nhiều thứ chúng ta không hiểu nổi, và một trong những thứ mà ta hiểu ít nhất là chính chúng ta.

+ Chúng ta, con người, trước hết là những chủ thể biết quan sát thế giới này, những nhà sáng lập tập thể của bức tranh về thực tại mà tôi đã cố gắng mô tả lại.

+ Tri thức của chúng ta chung quy đều phản ánh thế giới.

+ Thông tin mà một hệ vật lý này có về hệ vật lý khác không có gì thuộc về ý thức hay chủ quan hết: nó chỉ là mối liên quan mà vật lý định ra giữa trạng thái của vật này với trạng thái của vật khác.

- Để làm sáng tỏ luận điểm, tác giả đã sử dụng bằng chứng là những thông tin khoa học, được mọi người công nhận:

+ Chúng ta từng tin rằng mình ở trên một hành tinh nằm tại trung tâm vũ trụ rồi hoá ra không phải vậy....chúng ta học được mình là ai. 

+ Một giọt mưa chứa thông tin về sự hiện diện của một đám mây khác trên trời......thông tin được tích luỹ từ trải nghiệm của tôi.

- Những thông tin khoa học trong văn bản giúp lí lẽ của người viết có căn cứ đúng đắn, thuyết phục được người đọc, người nghe. 

Câu 3 trang 104 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Chỉ ra và phân tích tác dụng của các yếu tố miêu tả, biểu cảm, các biện pháp tu từ trong văn bản.

Lời giải 

* Các yếu tố miêu tả, biểu cảm là:

- Miêu tả sự trao đổi thông tin trong tự nhiên, thông tin từ giọt mưa, tia sáng, đồng hồ, gió,… và hình ảnh “nhà” trong mối quan hệ giữa tự nhiên và con người. Yếu tố miêu tả giúp người đọc hình dung rõ hơn về các bằng chứng được nêu trong đoạn văn, đoạn văn thêm phần sinh động hơn.

+ Tác giả bày tỏ cảm xúc, quan niệm về con người và tự nhiên, đặt ra những câu hỏi mở đầu vấn đề cũng như suy nghĩ của bản thân về vấn đề này. Yếu tố biểu cảm được sử dụng khi nêu những luận điểm chính, thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của tác giả góp phần làm rõ hơn luận điểm, người đọc cũng tiếp cận vấn đề dễ hơn.

* Biện pháp tu từ trong văn bản:

- Nhân hóa: coi thế giới như một cơ thể sống ("Nhưng chúng ta còn là một bộ phận hữu cơ của thế giới mà ta cảm nhận được"). Tác dụng: khiến cho hình ảnh trừu tượng trở nên gần gũi, làm cho người đọc dễ hiểu, dễ hình dung.

- Điệp ngữ:

"Một... chứa thông tin về..."

"Một phần... của chúng ta là..."

Tác dụng: Tạo nên nhịp điệu, ấn tượng cho câu văn, giúp người đọc khắc sâu nội dung câu văn.

Câu 4 trang 104 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Tác giả đã trình bày quan điểm về mối quan hệ giữa con người và thực tại từ góc nhìn nào, với một thái độ như thế nào?

Lời giải 

Tác giả đã trình bày quan điểm về mối quan hệ giữa con người với thực tại từ góc nhìn bên trong, góc nhìn của con người là một phần thế giới, gắn với thực tại. Tác giả nêu lên những thứ có thực, những thứ hiện hữu ở thực tại và nó liên quan đến con người. Thái độ của tác giả với quan điểm này là một thái độ đồng ý, chấp nhận quan điểm này và chứng minh sự đúng đắn của nó.

Câu 5 trang 104 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: Tác giả nghĩ gì về khả năng nhận thức thế giới của con người?

Lời giải 

Tác giả cho rằng khả năng nhận thức của con người về thế giới đang dần tăng lên nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Bởi “bến bờ của những gì chúng ta đã biết, tiếp giáp với cả đại dương mênh mông những gì chưa biết, rực sáng lên vầng hào quang của sự huyền bí và vẻ đẹp của thế giới”. 

Câu 6 trang 104 SGK Ngữ văn 10 Tập 2:

Đề bài: “Tự nhiên là nhà của chúng ta, và sống trong tự nhiên nghĩa là chúng ta đang ở nhà của mình.” Bạn nghĩ gì về nhận định của tác giả?

Lời giải 

Nhận định “Tự nhiên là nhà của chúng ta, và sống trong tự nhiên nghĩa là chúng ta đang ở nhà của mình” của tác giả là đúng đắn. Tự nhiên và con người có mối quan hệ gắn bó với nhau không thể tách rời, hai đối tượng có sự ảnh hưởng lẫn nhau. Tự nhiên là nơi con người cư trú, nơi con người khám phá, học hỏi, thỏa mãn cái sự hiếu kì bẩm sinh của mình. Con người không thể sống mà thiếu tự nhiên cũng như con người không thể sống mà không có nhà – nơi để ở. Vì vậy, tôi đồng ý với nhận định của tác giả.

Kết nối đọc - viết

Đề bài: Nhận thức nào từ văn bản Về chính chúng ta mà bạn muốn mang theo trong hành trang cuộc sống của mình? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) để chia sẻ về điều này.

Lời giải 

Sau khi đọc văn bản Về chính chúng ta của Trịnh Xuân Thuận, tôi thấy tâm đắc với nhận định: "Tự nhiên là nhà của chúng ta, và sống trong tự nhiên nghĩa là chúng ta đang ở nhà của mình". Con người không thể tách mình khỏi tự nhiên - cái vốn đã có, không thể khước từ. Tự nhiên là ngôi nhà rộng lớn nhất của con người. Cũng từ quan niệm đó mà tôi cho rằng con người cần phải có thái độ và ứng xử phù hợp với tự nhiên. Nhận định của Trịnh Xuân Thuận sẽ là hành trang tôi mang trong cuộc sống của mình.


Sơ đồ tư duy bài Về chính chúng ta

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 10 Kết nối tri thức 

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Soạn bài Về chính chúng ta SGK 10 trang 100, 101, 102, 103, 104 trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 14/10/2022 - Cập nhật : 03/07/2023