logo

Bài thể dục 35 nhịp lớp 8 lý thuyết

Tổng hợp Bài thể dục 35 nhịp lớp 8 lý thuyết đầy đủ, chi tiết nhất cùng với kiến thức tham khảo là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập thêm kiến thức bộ môn Thể dục 8.


Bài thể dục 35 nhịp lớp 8 lý thuyết

Bài thể dục 35 nhịp lớp 8 lý thuyết?

Tiếp theo đây, hãy cùng Top lời giải đi tìm hiểu nhiều hơn những kiến thức thú vị về thể dục nhé!


Kiến thức tham khảo về thể dục.


1. Thể dục là gì?

- Thể dục là tất cả những hoạt động của cơ thể nhằm nâng cao hoặc duy trì sự vừa vặn của cơ thể và sức khỏe nói chung. Nó có thể được thực hiện nhằm một vài lý do. Những lý do này bao gồm sức mạnh cơ bắp, hệ tim mạch, trau dồi kỹ năng thể thao, giảm và duy trì cân nặng, và sở thích. 

- Các bài tập thể dục đều đặn và thường xuyên nâng cao sức miễn dịch cơ thể và giúp ngăn ngừa các bệnh hiện đại như bệnh tim, hệ tuần hoàn, tiểu đường típ hai và béo phì. Nó còn nâng cao sức khỏe tinh thần, giúp ngăn chặn trầm cảm, giúp nâng cao tính lạc quan và còn là yếu tố làm tăng thêm sự hấp dẫn giới tính cá nhân hay hình ảnh cơ thể, mà luôn liên quan đến lòng tự trọng.


2. Các lưu ý khi tập thể dục

- Không nên làm việc ngay lập tức 

+ Thay vì căng não với công việc ngay sau khi tập luyện, hãy cho bộ não của bạn nghỉ ngơi một chút. "Ngay lập tức lao vào công việc, sự hưng phấn sau tập luyện có thể tan biến", Erin Moone, nhà sáng lập của hãng xe đạp tập thể dục tại chỗ StarCycle cho biết. Erin Moone nói: "Hãy dành cho bản thân một vài phút để tận hưởng cảm giác hưng phấn, cả về thể chất và tinh thần”.

- Không nên bỏ qua căng duỗi

+ Nếu bạn vội vã rời khỏi phòng tập sau khi tập luyện, bạn đã bỏ lỡ một phần thực sự quan trọng của quá trình tập thể dục, đó là phục hồi.

+ Việc tập luyện dẫn đến việc phá vỡ cơ bắp. Nếu bạn không tạo điều kiện cho cơ bắp được phục hồi bằng việc căng duỗi, chấn thương có thể xảy ra do sử dụng cơ bắp quá mức, dẫn đến tập luyện không hiệu quả và nhanh mệt. Chuyên gia khuyên nên căng duỗi trong ít nhất 30 giây và lặp lại 2 - 3 lần.

- Cần thay đồ tập ra ngay

+ Thay đồ tập ướt đẫm mồ hôi ra càng sớm càng tốt. Bộ đồ ướt sũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bạn. Ngoài ra, còn có yếu tố gây bệnh. Không thay đồ tập ra ngay có thể khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng da hoặc nấm, đặc biệt là nếu bạn tập với các thiết bị dùng chung.

- Không nên ăn no ngay sau khi tập

+ Mặc dù cơ thể cần được cung cấp dinh dưỡng để tự phục hồi, nhưng không nên ăn no trong vòng 30 phút sau khi tập. Hệ tiêu hóa vẫn trong tình trạng chưa sẵn sàng hoạt động lại sau khi quá trình tập luyện kết thúc.

+ Sự thật thì không ăn hoặc bỏ bữa cũng là vấn đề lớn sau khi tập thể dục. Vì vậy, hãy ăn nhẹ sau khi tập. Nên ăn một thứ gì đó chưa qua chế biến như một lát trái cây. Sau đó là một bữa ăn nhiều hơn vào hai hoặc ba tiếng sau khi hệ tiêu hóa đã sẵn sàng vận hành trở lại.

- Đừng ngồi hoặc nằm sau khi tập

+ Sau buổi tập nặng nhọc, nếu ngồi sẽ không tốt cho cơ thể. Cũng giống như cơ thể bạn đang hoạt động ở tốc độ cao và bạn đột ngột “thắng gấp” lại. Cơ thể bạn cần giảm tốc từ từ và tự giải nhiệt dần.

+ Khi ngồi hoặc nằm hàng giờ sau khi tập thể dục, máu sẽ ngưng đọng lại, khiến việc phục hồi trở nên khó khăn hơn. Hậu quả là đau nhức cơ bắp nhiều hơn và thời gian phục hồi bị trì hoãn. Thay vào đó, hãy cố gắng giữ cho cơ thể di chuyển một ít sau khi tập luyện. Cứ sau 30 phút đứng dậy đi một vòng quanh văn phòng hoặc không ngồi hay nằm lâu ngay sau khi tập thể dục.

- Nên uống nước

+ Hầu hết mọi người thường chú trọng việc uống nước trong khi tập, nhưng lại quên mất việc uống nước quan trọng thế nào sau khi buổi tập kết thúc. Tác động của việc tập luyện lên mức độ giữ nước của cơ thể có thể kéo dài trong vài giờ. Mất nước sẽ làm chậm quá trình phục hồi, giảm tổng hợp protein cơ bắp và không cung cấp cho cơ thể những gì cần thiết để giúp loại bỏ tất cả các chất thải do tổn thương cơ bắp trong quá trình tập luyện.


3. Các bài tập khởi động trước khi tập

- Các bài tập khởi động cơ bản:

- Những bài tập khởi động cơ bản này hầu như chúng ta đã từng được dạy trong bộ môn thể dục ở các cấp độ trường học. Đây là những động tác khởi động khá cơ bản, dễ áp dụng và thực sự hữu ích. Các bài tập khởi động cơ bản có thể kể đến gồm:

+ Xoay cổ và vai

+ Xoay tay, cổ tay, cẳng tay, cánh tay

+ Xoay hông, chân, đầu gối, cổ chân

+ Gập người và nghiêng người sang từng bên.

+ Chạy bộ tại chỗ, chạy bước nhỏ

+ Chạy nâng cao đùi và chạy gót chạm mông.

- Bài tập khởi động giãn cơ

Bài tập khởi động này có tác dụng giúp giãn cơ và phù hợp áp dụng trước khi bắt đầu các bài tập như chạy bộ giảm mỡ bụng, tập Gym, tập đạp xe... Cách thực hiện động tác khởi động này như sau:

+ Bạn trong tư thế đứng thẳng, chân rộng bằng vai và hai tay để dọc theo thân người.

+ Tay phải nắm lấy cổ chân phải, cố gắng kéo căng người.

+ Trở về vị trí ban đầu

+ Đổi bên và thực hiện tương tự.

+ Đứng cúi người kết hợp vung tay

- Động tác khởi động này có tác dụng giúp giãn cơ lưng, cơ vai và cơ tay. Cách thực hiện bài tập khởi động trước khi tập thể dục, tập Gym này như sau:

+ Cúi người xuống sao cho lưng gần hoặc song song với sàn nhà, tay duỗi thẳng tự nhiên vuông góc sàn.

+ Mở rộng tay ra 2 bên sao cho tay song song với sàn.

+ Quay lại vị trí ban đầu.

- Bài khởi động nâng hông duỗi tay.

Động tác khởi động này có tác dụng lên vùng mông, đùi sau, lưng giữa và thường áp dụng trước khi tập Gym tại nhà hoặc phòng tập. Cách thực hiện bài tập khởi động này như sau:

+ Nằm ngửa lưng trên sàn, hai gối tạo góc 90 độ, hai chân đặt thẳng trên sàn và rộng bằng vai. Đặt 2 tay duỗi thẳng sang 2 bên thân người ( 45º ), lòng bàn tay hướng lên và đây là vị trí ban đầu của bài tập khởi động này.

+ Nâng hông lên cho đến khi thân người tạo thành một đường thẳng từ vai tới gối. Lúc này, nâng tay phải và vai phải lên khỏi sàn, duỗi tay lên cao, sau đó chéo tay sang trái và chạm sàn. Trở lại vị trí ban đầu.

+ Thực hiện động tác tương tự 8 lần với cả bên trái và bên phải.

icon-date
Xuất bản : 19/03/2022 - Cập nhật : 28/07/2023