logo

Bài tập về ngữ cảnh

icon_facebook

Tổng hợp Bài tập về ngữ cảnh (có đáp án) hay nhất, chi tiết, bám sát nội dung SGK Ngữ Văn lớp 11, giúp các em ôn tập tốt hơn.

Bài tập 1: Căn cứ vào ngữ cảnh (hoàn cảnh sáng tác), hãy phân tích những chi tiết được miêu tả trong hai câu thơ sau: 

Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trông trời hạn trông mưa; mùi tính chiên vấy vá đã ba năm, ghét hói mọi như nhà nông ghét cỏ.

 Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.

(Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

Đáp án: 

- Đây là hai câu trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu. Hoàn cảnh sáng tác bài văn tế cho thấy các chi tiết trong hai câu văn đề bắt nguồn từ hiện thực.

- Câu văn trong bài văn tế xuất phát từ bối cảnh: quân địch kéo đến vùng đất Nam Bộ đã mươi tháng nay mà lệnh quan thì vẫn còn chờ đợi. Người nông dân đã rất căm thù trước sự xuất hiện của quân thù trên vùng đất họ sinh sống.

Bài tập 2: Hãy nghĩ ra những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, để câu nói “Anh ăn cơm chưa ?” có thể chuyển tải nhiều ý nghĩa hàm ẩn khác nhau.

Đáp án: Câu nói “Anh ăn cơm chưa ?” có thể mang nhiều hàm ý khác nhau, phụ thuộc vào ngữ cảnh.

Chẳng hạn, nếu ta nói câu ấy lúc chuẩn bị đi ăn trưa, thì đó là lời mời ai đó cùng đi ăn cho vui.

Nhưng trong một ngữ cảnh khác, chẳng hạn nếu ta nói câu ấy với một người bị ốm phải uống thuốc, mà thuốc phải uống sau khi ăn mới có hiệu quả, thì đó là lời nhắc người đó uống thuốc.

Bài tập về ngữ cảnh hay nhất

Bài tập 3: Bài thơ Thề non nước của Tản Đà nằm trong một truyện ngắn cùng tên của ông. Trong truyện đó, hai nhân vật nam nữ trẻ tuổi cùng nhau xướng họa rồi đề thơ lên một bức tranh sơn thủy. Bài thơ có đoạn:

Nước non nặng một lời thề

Nước đi đi mãi không về cùng non

Nhớ lời nguyện nước thề non

Nước đi chưa lại non còn đứng không

Non cao những ngóng cùng trông

Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày

Xương mai một nắm hao gầy

Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương

Trời tây ngả bóng tà dương

Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha

Non cao tuổi vẫn chưa già

Non thời nhớ nước, nước mà quên non!

Dù cho sông cạn đá mòn

Còn non còn nước hãy còn thề xưa.”

Bài thơ được người đọc lĩnh hội với ba tầng nghĩa:

a. Thể hiện tình cảm gắn bó giữa núi non và sông nước.

b. Biểu hiện tình yêu lứa đôi giữa hai nhân vật nam và nữ trong truyện.

c. Thể hiện lòng yêu nước thầm kín của tác giả và những người cùng thời với ông.

Hãy căn cứ vào ngữ cảnh (ngữ cảnh hẹp và ngữ cảnh rộng: lúc đó đất nước ta rơi vào tay giặc Pháp xâm lược đã mấy chục năm) để lí giải về ba tầng nghĩa của bài thơ.

Đáp án:

Khi xét mối quan hệ giữa ngữ cảnh và nội dung ý nghĩa ở ba tầng khác nhau, cần chú ý:

- Ngữ cảnh hẹp: hoàn cảnh có thể cảm nhận rằng non và nước (tức nước và sông) là hai nhân vật (được nhân cách hóa) và bày tỏ tình cảm cùng nhau trong hoàn cảnh bị chia li.

- Cùng với ngữ cảnh hẹp, đây là lời đối đáp của hai người nam và nữ trẻ tuổi. Hơn nữa trong bài thơ có những chi tiết như: nước non nặng một lời thề, những ngóng cùng trông, khô dòng lệ, chờ mong tháng ngày, xương mai, tóc mây, tuổi vẫn chưa già,... Cho nên việc cảm nhận bài thơ với tầng nghĩa thứ hai cũng hoàn toàn có cơ sở từ ngữ cảnh (gồm cả văn cảnh).

- Ngữ cảnh rộng: bài thơ được sáng tác vào thời kì đất nước ta bị thực dân Pháp đô hộ đã mấy chục năm. Nỗi đau mất nước đã giày vò nhiều thế hệ người Việt Nam, nhưng các cuộc khởi nghĩa nhằm giải phóng đất nước đều bị đàn áp và thất bại. Nhiều trí thức phải biểu lộ lòng yêu nước bằng những cách kín đáo, nhẹ nhàng. Trong ngữ cảnh đó, bài thơ dễ được cảm nhận là lời biểu hiện tấm lòng nhớ nước một cách kiến đáo, hàm ẩn.

Bài tập 4: Để hiểu hết được các lớp nghĩa, các sắc thái nghĩa của bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương (Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi – Này của Xuân Hương mới, quệt rồi – Có phải duyên nhau thì thắm lại – Đừng xanh như lá bạc như vôi), cần có những hiểu biết nào về ngữ cảnh (văn hoá, tình huống)?

Đáp án: Để hiểu được các lớp nghĩa, các sắc thái nghĩa của bài thơ Mời trầu, cần có những hiểu biết về:

– Ngữ cảnh văn hoá : tục lệ ăn trầu, quan niệm “miếng trầu là đầu câu chuyện”, cách thức têm trầu và ăn trầu của người Việt Nam.

– Ngữ cảnh tình huống : Hồ Xuân Hương là người phụ nữ tài hoa nhưng lận đận về đường tình duyên và luôn khát khao được đáp lại tình cảm của mình.

Bài tập 5: Trên đường đi, hai người không quen biết gặp nhau một người hỏi: “Thưa bác, bác có đồng hồ không ạ?”. Trong ngữ cảnh đó, câu hỏi cần được hiểu như thế nào? nhằm mục đích gì?

Đáp án:

- Trong ngữ cảnh đó người hỏi chỉ muốn xác định thời gian. Vì thế có thể hiểu là người hỏi hỏi giờ như “thưa bác, bác biết mấy giờ rồi không ạ?”

- Mục đích là cần biết thông tin thời gian để làm những việc riêng của mình.

icon-date
Xuất bản : 25/02/2022 - Cập nhật : 24/05/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads