logo

Bài tập tự luận trang 78, 79 SBT Sinh học 8


Bài tập tự luận trang 78, 79 SBT Sinh học 8

Bài 1 trang 78 SBT Sinh học 8

Vì sao có sự khác nhau về thành phần của nước tiểu đầu và máu ?

Lời giải:

- Điểm khác nhau :

+ Nước tiểu đầu : Không có các tế bào máu và prôtêin có kích thước lớn

+ Máu : Có các tế bào máu và các prôtêin có kích thước lớn.

- Giải thích sự khác nhau :

+ Nước tiểu đầu là sản phẩm của quá trình lọc máu ở cầu thận.

+ Quá trình lọc máu ở cầu thận diễn ra do sự chênh lệch về áp suất giữa máu và nang cầu thận (áp suất lọc), phụ thuộc vào kích thước lỗ lọc.

+ Màng lọc là vách mao mạch với kích thước lỗ là 30 - 40A.

+ Các tế bào máu và các phân tử prôtêin có kích thước lớn nên không qua được lỗ lọc.

Bài 2 trang 78 SBT Sinh học 8

Sự tạo thành nước tiểu đã diễn ra như thế nào ?

Lời giải:

Sự tạo thành nước tiểu gồm các quá trình sau :

- Quá trình lọc máu diễn ra ở cầu thận và tạo ra nước tiểu đầu trong nang cầu thận.

- Quá trình hấp thụ lại các chất dinh dưỡng, nước và các ion cần thiết như Na+, Ca2+... diễn ra ở ống thận và kết quả là từ nước tiểu đầu tạo thành nước tiểu chính thức.

- Quá trình bài tiết nước tiểu chính thức ra môi trường ngoài.

Bài 3 trang 79 SBT Sinh học 8

Hệ bài tiết nước tiểu của người có thể bị gây hại như thế nào ?

Lời giải:

Có thể trả lời theo gợi ý sau :

- Cầu thận có thể bị gây hại như thế nào ?

- Ống thận có thể bị gây hại như thế nào ?

- Đường dẫn nước tiểu có thể bị gây hại như thế nào ?

Bài 4 trang 79 SBT Sinh học 8

Vì sao có sự khác nhau về thành phần nước tiểu chính thức và nước tiểu đầu ?

Lời giải:

Sự khác nhau : có thể trả lời theo gợi ý ở bảng sau :

Thành phần chất

Nước tiểu đầu

Nước tiểu chính thức

Các chất hoà tan

Các chất hoà tan

Các chất dinh dưỡng

Khác nhau vì:

Nước tiểu chính thức là sản phẩm của nước tiểu đầu qua 2 quá trình hấp thụ lại và bài tiết tiếp, diễn ra ở ống thận.

Bài 5 trang 79 SBT Sinh học 8

Làm thế nào để có một hệ bài tiết nước tiểu khoẻ mạnh ? Giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó.

Lời giải:

STT

Các biện pháp

Cơ sở khoa học

1

Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.

Hạn chế tác hại của các vi sinh vật gây bệnh.

2

Khẩu phần ăn uống hợp lí:

-Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi.

- Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại.

- Uống đủ nước.

- Tránh cho thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi thận.

- Hạn chế tác hại của chất độc.

3

Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn lâu.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tạo thành nước tiểu được liên tục.

- Hạn chế khả nãng tạo sỏi ở bóng đái.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục