logo

Bài tập phản ứng oxi hóa khử


1. Phương pháp giải bài tập phản ứng oxi hóa khử

Bài tập phản ứng oxi hóa khử hay nhất

Nguyên tắc: Tổng số electron nhường = Tổng  số electron nhận

- Bước 1. Xác định số oxi hóa thay đổi thế nào.

- Bước 2. Lập thăng bằng electron.

- Bước 3. Đặt các hệ số tìm được vào phương trình phản ứng và tính các hệ số còn lại.

Lưu ý:

- Ta có thể cân bằng phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp tăng – giảm số oxi hóa với nguyên tắc: tổng số oxi hóa tăng = tổng số oxi hóa giảm.

- Phản ứng oxi hóa – khử còn có thể được cân bằng theo phương pháp ion–electron: ví dụ SO42-, MnO4-, Cr2O72-

- Nếu trong một phương trình phản ứng oxi hóa – khử có nhiều nguyên tố có số oxi hóa cùng giảm (hoặc cùng tăng) mà:

+ Nếu chúng thuộc cũng một chất: thì phải đảm bảo tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.

+ Nếu chúng thuộc các chất khác nhau: thì phải đảm bảo tỉ lệ số mol của các chất đó theo đề đã cho.

* Trường hợp đối với hợp chất hữu cơ:
 

Bài tập phản ứng oxi hóa khử hay nhất (ảnh 2)

- Trong trường hợp mà hợp chất hữu cơ trước và sau phản ứng có một nhóm nguyên tử thay đổi và một số nhóm không đổi thì nên xác định số oxi hóa của C trong từng nhóm rồi mới cân bằng.

- Trong trường hợp mà hợp chất hữu cơ thay đổi toàn bộ phân tử, nên cân bằng theo số oxi hóa trung bình của C.


2. Bài tập luyện tập phản ứng oxi hóa khử

Bài 1: Chất khử là chất:

A. Cho điện tử (electron), chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.

B. Cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.

C. Nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.

D. Nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.

Đáp án A.

Bài 2: Chất oxi hoá là chất

A. Cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.

B. Cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.

C. Nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.

D. Nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.

Đáp án D

Bài 3: Trong phân tử NH4NO3 thì số oxi hóa của 2 nguyên tử nitơ là :

A. +1 và +1.  

B. –4 và +6.  

C. –3 và +5.  

D. –3 và +6.

Đáp án C.

NH4NO3 tạo bởi NH4+ và ion NO3-.Gọi số oxi hóa của N bằng x.

Trong NH4+: x.1 + (+1).4 = +1 ⇒ x = -3

NO3-: x .1 + (-2).3 = -1 ⇒ x = +5.

Bài 4: Cho quá trình : Fe2+ → Fe3+ + 1e. Đây là quá trình :

A. Oxi hóa.   

B. Khử .

C. Nhận proton.       

D. Tự oxi hóa – khử.

Đáp án A.

Bài 5: Số mol electron dùng để khử 1,5 mol Al3+ thành Al là :

A. 0,5.          

B. 1,5.

C. 3,0.    

D. 4,5.

Đáp án D.

Bài tập phản ứng oxi hóa khử hay nhất (ảnh 3)

Bài 6: Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam kim loại Mg vào dung dịch HNO3 loãng, giả sử chỉ thu được V lít khí N2 là sản phẩm khử duy nhất (đktc). Giá trị của V là :

A. 0,672 lít.   

B. 6,72 lít.     

C. 0,448 lít.   

D. 4,48 lít.

Đáp án C.

nMg = 0,1 (mol)

Bài tập phản ứng oxi hóa khử hay nhất (ảnh 4)

VN2 = 0,02.22,4 = 4,48 l

Bài 7: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế?

A. 4S + 8NaOH → Na2SO4 + 3Na2S + 4H2O

B. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

C. 3Zn + 8HNO3 → 3Zn(NO3)2 + 2NO + 4H2O

D. Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag

Đáp án B.

Phản ứng thế là phản ứng hóa học trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.

Bài 8: Nitơ trong chất nào sau đây vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử?

A. NH4Cl.      

B. NH3.           

C. N2.  

D. HNO3.

Đáp án C.

Bài 9: Cho phản ứng: Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2S + H2O

Khi hệ số cân bằng phản ứng là nguyên và tối giản thì số phân tử H2O tạo thành là:

A. 3.   

B. 10.  

C. 5.    

D. 4.

Đáp án D.

Bài tập phản ứng oxi hóa khử hay nhất (ảnh 5)

4Mg + 5H2SO4 → 4MgSO4 + H2S + 4H2O

Bài 10: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?

A. NH3 + HCl → NH4Cl    

B. H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O

C. 4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O    

D. H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2HCl

Đáp án C.

Sự thay đổi số oxi hóa của các chất:

Bài tập phản ứng oxi hóa khử hay nhất (ảnh 6)

Bài 11: Trong phản ứng: CaCO3 → CaO + CO2, nguyên tố cacbon

A. chỉ bị oxi hóa.    

B. chỉ bị khử.

C. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.     

D. không bị oxi hóa, cũng không bị khử

Đáp án D.

Số oxi hóa của C trước và sau phản ứng không thay đổi.

Bài 12: Cho phản ứng hoá học sau: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O

Hệ số cân bằng của các chất trong sản phẩm lần lượt là:

A. 8, 3, 15.    

B. 8, 3, 9.    

C. 2, 2, 5.    

D. 2, 1, 4.

Đáp án B

Bài tập phản ứng oxi hóa khử hay nhất (ảnh 7)

8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O

Bài 13: Mg có thể khử được axit HNO3 thành khí N2 theo phản ứng hoá học:

aMg + bHNO3 → cMg(NO3)2 + dN2 + eH2O

Tỉ lệ a:b là

A. 1:3.             B. 5:12.    

C. 3:8.             D. 4:15.

Đáp án B.

Bài tập phản ứng oxi hóa khử hay nhất (ảnh 8)

5Mg + 12HNO3 → 5Mg(NO3)2 + N2 + 6H2O

Bài 14: Chất nào sau đây trong các phản ứng chỉ đóng vai trò là chất oxi hóa?

A. S  

B. F2   

C. Cl 

D. N2

Đáp án B.

F2 là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn, là phi kim mạnh nhất.

Bài 15: Số oxi hóa của oxi trong các hợp chất HNO3, H2O2, F2O, KO2 theo thứ tự là

A. -2, -1, -2, -0,5.    

B. -2, -1, +2, -0, 5.

C. -2, +1, +2, +0,5.    

D. -2, +1, -2, +0,5.

Đáp án B.

Bài 16: Trong phản ứng oxi hóa – khử, chất bị oxi hóa là

A. chất nhận electron.    

B. chất nhường electron.

C. chất làm giảm số oxi hóa.    

D. chất không thay đổi số oxi hóa.

Đáp án B

Chất bị oxi hóa (chất khử) là chất nhường electron và có sự tăng số oxi hóa.

Bài 17: Cho phản ứng: Ca +Cl2 → CaCl2. Kết luận nào sau đây đúng

A. Mỗi nguyên tử Ca nhận 2e.    

B. Mỗi nguyên tử Cl nhận 2e.

C. Mỗi phân tử Cl2 nhường 2e.   

D. Mỗi nguyên tử Ca nhường 2e.

Đáp án D.

Bài 18: Oxit nào sau đây bị oxi hoá khi phản ứng với dung dịch HNO3 loãng?

A. MgO.    

B. Fe2O3.          

C. FeO.          

D. Al2O3.

Đáp án C.

Trong đáp án A, B, D các kim loại đều đã có số oxi hóa cao nhất. Không bị oxi hóa bởi HNO3.

Bài 19: Phản ứng nào dưới đây không phải phản ứng oxi hoá - khử?

A. 2NaOH + 2NO2 to→ NaNO2 + NaNO3 + H2O

B. 2KMnO4  to→ K2MnO4 + MnO2 + O2

C. 2Fe(OH)3  to→ Fe2O3 + 3H2O

D. 4Fe(OH)2 + O2  to→ 2Fe2O3 + 4H2O

Đáp án C.

Trong phản ứng, không xảy ra sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.

Bài 20: Phản ứng nào sau đây lưu huỳnh đóng vai trò là chất oxi hoá?

A. S+ O2  to→ SO2

B. S+ Na  to→ Na2S

C. S+ H2SO4 → 3SO2 + 2H2O

D. S+ 6HNO3  to→ H2SO4 + 6NO2 + 2H2O

Đáp án B.

Bài tập phản ứng oxi hóa khử hay nhất (ảnh 9)
icon-date
Xuất bản : 25/07/2021 - Cập nhật : 27/07/2021