logo

Bài làm văn số 1. Đề 3: Nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành

Bạn đang gặp khó khi làm bài Nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành? Đừng lo! Hãy tham khảo những bài văn mẫu đã được tuyển chọn và biên soạn của Top lời giải dưới đây để nắm được cách làm cũng như bổ sung thêm vốn từ ngữ nhé. Chúc các bạn có một tài liệu bổ ích!

Đề bài: Nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành.


Dàn ý Nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành - Bài mẫu 1

Nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành | 900 bài Văn mẫu 11 hay nhất

1. Mở bài: giới thiệu về vấn đề cần bàn luận “ học đi đôi với hành”

Trong mỗi chúng ta ai cũng đã từng cắp sách đến trường. Ai đến trường cũng có cách học riêng cho chính bản thân mình, và cách học truyền thống xưa nay ông bà ta vẫn dạy là “ học đi đôi với hành”. Đây là một cách học phối hợp giữa học và thực hành, là một cách học vô cùng hữu ích. Nhưng ít ai nhận ra được sự hữu ích của cách học này, sua đây chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn “ học đi đôi với hành”.

2. Thân bài

a. Giải thích học là gì? Hành là gì?

* Học là gi?

- Học là lãnh hội, tiếp thu kiến thức từ những nguồn kiến thức như thầy cô, trường lớp,….

- Sự tiếp nhận các điều hay, hữu ích trong cuộc sống và xã hội.

- Học còn là nền tảng cho việc áp dụng áp dụng thực tế đạt hiệu quả.

- Học không chỉ là sự tiếp nhận kiến thức mà còn là việc học các lễ nghi, các điều hay lẻ phải của cuộc sống,….

- Những người không có kiến thức sẽ không tồn tại trong xã hội.

* Hành là gì?

- Hành là việc vận dụng những điều học được vào thực tế của cuộc sống.

- Hành còn là mục đích của việc học, để có đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.

- Thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.

=> tại sao học phải đi đôi với hành?

- Học mà không có hành sẽ không hiểu được vấn đề, gây lãng phí thời gian.

- Còn hành mà khong có học sẽ không có kết quả cao.

b. Lợi ích của “ học đi đôi với hành”

- Hiệu quả trong học tập

- Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả

- Học sẽ không bị nhàm chán

c. Phê phán lối học sai lầm

- Học chuộng hình thức

- Học cầu danh lợi

- Học theo xu hướng

- Học vì ép buộc

d. Nêu ý kiến của em về “ học đi đôi với hành”

- Học đi đôi với hành là một phương pháp học đúng đắn

- Nêu cách học của mình

- Thường xuyên vận dụng cách học này

- Có những ý kiến để phát huy phương pháp học này

e. Khẳng định học đi đôi với hành là một phương pháp học hiệu quả.

3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của e về “ học đi đôi với hành”

Học và hành là hai hình thức mà chúng ta phải làm tốt cả hai và kết hợp chúng với nhau một cách hiệu quả. Học giỏi nắm chắc kiến thức thì mới giúp ta hành tốt, nếu học tốt mà không thực hành cũng bỏ đi. Hành sẽ bổ sung, hoàn thiện kiến thức mà ta học được. Mỗi học sinh chúng ta đều phải học tốt, hành tốt và kết hợp “Học đi đôi với hành”.


Dàn ý Nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành - Bài mẫu 2

Nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành | 900 bài Văn mẫu 11 hay nhất (ảnh 2)

*Tìm hiểu đề:

- Thể loại: nghị luận bình luận.

- Nội dung: mối quan hệ giữa hoc và hành.

* Lập dàn bài

1. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận và câu tục ngữ "Học đi đôi với hành".

- Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành (chặt chẽ, mật thiết).

2. Thân bài:

- Giải thích ý nghĩa của "Học và hành".

- Học là gì? Học là lãnh hội, tiếp thu kiến thức, lý thuyết từ thầy cô, trường lớp, tiếp thu những điều hay, có ích trong cuộc sống và xã hội. Học còn là nền tảng cho việc áp dụng vào thực tế đạt hiệu quả.

- Nhân bất học bất tri lí: người không học là người không có kiến thức, con người đó sẽ không tồn tại được trong xã hội và sẽ bị đắm chìm trong sự ngu dốt.

- Hành là gì? Hành là vận dụng những điều học được vào thực tế, hành còn là mục đích của việc học.

- Việc thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.

- Vì sao cần phải học đi đôi với hành? Vì có học lí thuyết mà không thực hành thì sẽ không hiểu được vấn đề, gây hậu quả lãng phí. Còn hành mà không học lí thuyết thì sẽ không đạt được kết quả cao. Vô tình trở thành kẻ phá hoại.

- Từ đó nêu ra phương pháp học đúng đắn: kết hợp giữa học và hành.

- Khẳng định được trong xã hội hiện đại ngày nay, việc học luôn phải đi đôi với hành vì nếu chúng không đi đôi với nhau thì công việc của chúng ta sẽ không đạt kết quả tốt.

3. Kết bài: Khẳng định phương pháp học đi đôi với hành luôn đúng ở mọi thời đại. Thực hiện việc học và hành sao cho hiệu quả.


Nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành - Bài mẫu 1

        Trong sự nghiệp xậy dựng đất nước công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ngày nay, xã hội ngày một phát triển. Sự hiểu biết, trình độ khả năng chuyên môn là đòi hỏi không thể thiếu của mỗi người. Tuy nhiên nhiều bạn trẻ hiện nay quá chú trọng vào việc học lý thuyết ở trường mà đôi khi quên mất phải thực hành - một điều hết sức quan trọng. Mối quan hệ giữa học và hành một lần nữa được nhấn mạnh qua câu: "Học đi đôi với hành".

         Học là sự hiểu biết, là vốn kiến thức của mỗi con người. Con người có học là con người biết suy nghĩ, có nhận thức, có sự hiểu biết. Hành là thực hành, thực hiện, vận dụng những lý thuyết đã học bằng việc làm thực tế. Học kết hợp với hành không phải là vừa học vừa làm. Cho giả dụ, nếu bạn vừa ngồi ăn cơm hay rửa chén, vừa học bài thì thử hỏi bạn có thuộc nổi không? Sự kết hợp ta nói đến ở đây là việc thực hiện những lý thuyết đã học nhằm hiểu rõ, nắm vững những vấn đề mà phần lý thuyết đó đề cặp đến để có thể vận dụng chúng một nhanh chóng, chính xác trong thực tế sau này. Như khi ta học lý thuyết môn toán Lượng giác ở trường, ta thực hành những lý thuyết đó bằng cách làm thật nhiều bài tập để có thể nắm vững những lý thuyết ấy.

         Nói chung phương châm "học đi đôi với hành" là hoàn toàn chính xác. Nếu không kết hợp học với hành thì không thể đạt được hiệu suất cao trong công việc được. Bởi trong công việc cái người ta cần, quan tâm hàng đầu là sản phẩm, thành quả lao động chứ không phải là hiểu biết trên lý thuyết, một khi không đạt được chỉ tiêu đó thì dẫu cho có thành tích học tập tốt đến đâu thì ta cũng sẽ nhanh chóng bị xã hội đào thải, trở thành một kẻ thất bại đáng thương hại. Một kiến trúc sư đã tốt nghiệp ở truờng đại học danh tiếng với thành tích học tập rất xuất sắc, vậy mà căn nhà do anh ta thiết kế ra lại không có chút thẩm mĩ, chất lượng ngôi nhà thì chỉ thuộc loại soàng soàng mà thôi. Một học sinh học tập rất tốt, điểm môn Công dân luôn cao, vậy mà khi ra đường trong thấy một bà lão ăn xin té ngã trên đường, không những không giúp đỡ mà ngược lại còn tỏ thái độ coi thường ghê tởm bà ấy, thiếu thực hành về mặt học vấn thì còn bù đấp lại chứ thiếu thực hành ở mặt đạo đức thì thật không thể chấp nhận. Một ngôi nhà không hoàn hảo thì còn có thể tạm sử dụng hoặc xây dựng lại, còn một con người có đạo đức suy thoái thì chỉ là đồ vô dụng. Một khi gạo đã nấu thành cơm, dù có chỉnh sửa nữa thì cái ác tâm trong đầu cũng chẳng thể nào mất đi được, chỉ có nước đầu thai kiếp khác mới có thể sống tốt được, nếu không thì chỉ có thể làm hại người, xấu hổ đất nước mà thôi. Những ví dụ trên đã cho ta thấy phần nào tác hại của việc học không đi đôi với hành. Ngược lại, nếu bạn kết hợp tốt học với hành thì bạn sẽ đạt được nhìêu thành tựu.

          Không phải chỉ trong thời đại ngày nay mới cần phải kết hợp học với hành. Từ ngàn xưa, phương châm học kết hợp với hành đã được áp dụng không ít. Tuy nhiên, kiến thức của nhân loại vô cùng phong phú, khoa học kĩ thuật ngày càng cao, nếu không học tập sẽ bị lạc hậu, không phù hợp với những cái mới lạ của thế giới. Mà muốn đạt kết quả cao nhất trong việc học, sự kết giữa hợp học với hành là điều không thể thiếu. Trong thời đại ngày nay, xã hội ngày một phát triển, đất nước ngày một hội nhập với thế giới, phương châm kết hợp học với hành trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

          Là người học sinh, trong thời gian học tập ở nhà trường, chúng ta cần phải chăm chỉ học tập kết hợp đi đôi với hành. Học bao gồm cả văn hoá, chữ nghĩa và kinh nghiệm của cuộc sống để nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu công khoa học và công nghệ hiện đại, nâng cao về nhận thức, về chính trị xã hội. Tích cực lao động cần cù sáng tạo. Sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Và sau này, khi bước vào đời thì phải tiếp tục nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao chuyên môn để làm việc có hiệu quả hơn.

         Tóm lại, câu phương châm trên nêu rõ tầm quan trọng của sự kết hợp giữa học và hành. Thực hiện phương châm này đúng cách ta sẽ đạt hiệu quả cao trong học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp sau này, đồng thời góp phần tích cực vào việc xây dựng một đất nước phồn vinh tiến bộ.


Nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành - Bài mẫu 2

Nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành | 900 bài Văn mẫu 11 hay nhất (ảnh 3)

        Trong sự nghiệp xậy dựng đất nước công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ngày nay, xã hội ngày một phát triển. Sự hiểu biết, trình độ khả năng chuyên môn là đòi hỏi không thể thiếu của mỗi người. Tuy nhiên nhiều bạn trẻ hiện nay quá chú trọng vào việc học lý thuyết ở trường mà đôi khi quên mất phải thực hành - một điều hết sức quan trọng. Mối quan hệ giữa học và hành một lần nữa được nhấn mạnh qua câu:

“Học đi đôi với hành”.

      Học là sự hiểu biết, là vốn kiến thức của mỗi con người. Con người có học là con người biết suy nghĩ, có nhận thức, có sự hiểu biết. Hành là thực hành, thực hiện, vận dụng những lý thuyết đã học bằng việc làm thực tế. Học kết hợp với hành không phải là vừa học vừa làm. Cho giả dụ, nếu bạn vừa ngồi ăn cơm hay rửa chén vừa học bài thì thử hỏi bạn có thuộc nổi không? Sự kết hợp ta nói đến ở đây là việc thực hiện những lý thuyết đã học nhằm hiểu rõ, nắm vững những vấn đề mà phần lý thuyết đó đề cập đến để có thể vận dụng chúng một nhanh chóng, chính xác trong thực tế sau này. Như khi ta học lý thuyết môn toán Lượng giác ở trường, ta thực hành những lý thuyết đó bằng cách làm thật nhiều bài tập để có thể nắm vững những lý thuyết ấy.

      Nói chung phương châm “học đi đôi với hành” là hoàn toàn chính xác. Nếu không kết hợp học với hành thì không thể đạt được hiệu suất cao trong công việc được. Bởi trong công việc cái người ta cần, quan tâm hàng đầu là sản phẩm -thành quả lao động chứ không phải là hiểu biết trên lý thuyết, một khi không đạt được chỉ tiêu đó thì dẫu cho có thành tích học tập tốt đến đâu thì ta cũng sẽ nhanh chóng bị xã hội đào thải, trở thành một kẻ thất bại đáng thương hại. Một kiến trúc sư đã tốt nghiệp ở truờng đại học danh tiếng với thành tích học tập rất xuất sắc, vậy mà căn nhà do anh ta thiết kế ra lại không có chút thẩm mĩ, chất lượng ngôi nhà thì chỉ thuộc loại soàng soàng mà thôi. Một học sinh học tập rất tốt, điểm môn Công dân luôn cao, vậy mà khi ra đường trông thấy một bà lão ăn xin té ngã trên đường, không những không giúp đỡ mà ngược lại còn tỏ thái độ coi thường ghê tởm bà ấy, thiếu thực hành về mặt học vấn thì còn bù đắp lại chứ thiếu thực hành ở mặt đạo đức thì thật không thể chấp nhận. Một ngôi nhà không hoàn hảo thì còn có thể tạm sử dụng hoặc xây dựng lại, còn một con người có đạo đức suy thoái thì chỉ là đồ vô dụng. Một khi gạo đã nấu thành cơm, dù có chỉnh sửa nữa thì cái ác tâm trong đầu cũng chẳng thể nào mất đi được chỉ có nước đầu thai kiếp khác mới có thể sống tốt được, nếu không thì chỉ có thể làm hại người, xấu hổ đất nước mà thôi. Những ví dụ trên đã cho ta thấy phần nào tác hại của việc học không đi đôi với hành. Ngược lại, nếu bạn kết hợp tốt học với hành thì bạn sẽ đạt được nhiều thành tựu.

      Không phải chỉ trong thời đại ngày nay mới cần phải kết hợp học với hành. Từ ngàn xưa, phương châm học kết hợp với hành đã được áp dụng không ít. Tuy nhiên, kiến thức của nhân loại vô cùng phong phú, khoa học kĩ thuật ngày càng cao, nếu không học tập sẽ bị lạc hậu, không phù hợp với những cái mới lạ của thế giới. Mà muốn đạt kết quả cao nhất trong việc học, sự kết giữa hợp học với hành là điều không thể thiếu. Trong thời đại ngày nay, xã hội ngày một phát triển, đất nước ngày một hội nhập với thế giới, phương châm kết hợp học với hành trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

      Là người học sinh, trong thời gian học tập ở nhà trường, chúng ta cần phải chăm chỉ học tập kết hợp đi đôi với hành. Học bao gồm cả văn hoá, chữ nghĩa và kinh nghiệm của cuộc sống để nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu khoa học và công nghệ hiện đại nâng cao về nhận thức, về chính trị xã hội. Tích cực lao động cần cù sáng tạo. Sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Và sau này, khi bước vào đời thì phải tiếp tục nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao chuyên môn để làm việc có hiệu quả hơn.

     Tóm lại, câu phương châm trên nêu rõ tầm quan trọng của sự kết hợp giữa học và hành. Thực hiện phương châm này đúng cách ta sẽ đạt hiệu quả cao trong học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp sao này, đồng thời góp phần tích cực vào việc xây dựng một đất nước phồn vinh tiến bộ.

.../...

Như vậy là Top lời giải đã vừa cung cấp những gợi ý cơ bản cũng như một số bài văn mẫu Nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành để các em tham khảo và có thể tự viết được một bài văn mẫu hoàn chỉnh. Chúc các em học tốt môn Ngữ Văn!

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021