logo

Bài học từ đại bàng


Mẫu 1 - Bài học từ đại bàng

Bài học từ đại bàng

Bài học 1: Đại bàng luôn bay ở một độ cao rất lớn

Đại Bàng bay ở một tầm rất cao, Đại Bàng bay một mình ở một tầm rất cao, nó không bay với chim sẻ, hoặc chen lẫn vào với các loài chim khác nhỏ hơn như ngỗng, vịt trời. 

 => “Hãy tránh xa những con chim sẻ và quạ hoặc những người khác luôn cản trở và níu kéo công việc của bạn. Đại Bàng bay chỉ với những con Đại Bàng khác….”

Bài học 2: Tập trung cao độ vào con mồi dù ở khoảng cách rất xa

Đại Bàng có tầm nhìn rất xa, có khả năng tập trung vào một cái gì đó lên đến khoảng cách 5 cây số. Khi phát hiện ra con mồi của nó, thậm chí là một động vật gặm nhấm từ xa, nó chú tâm và dành sự tập trung của mình vào con mồi và thiết lập ra cách tiếp cận để bắt được con mồi đó.Không có vấn đề gì có thể cản trở được nó, con Đại Bàng sẽ không thay đổi mục tiêu con mồi cho đến khi nó bắt được.

 =>  “Có một tầm nhìn và tập trung cao độ làm việc thì sẽ không có vấn đề gì trở ngại và bạn sẽ thành công.”

Bài học 3: Không bao giờ ăn những thứ đã chết

Đại Bàng không ăn những thứ đã chết. Nó chỉ ăn những con mồi tươi. Điều này là lý do tại sao chúng ta có 1 +3 trong kế hoạch tiếp thị của FLP. Kền kền thường ăn động vật chết, nhưng Đại Bàng thì không. Hãy cẩn thận với những gì bạn mắt thấy và tai nghe, đặc biệt là những hoàn cảnh trong các bộ phim và trên truyền hình.

 => “Chúng ta luôn phải nhớ rằng những cái gì đang tồn tại trong chúng ta sẽ bị cũ đi và sẽ lỗi thời, vì vậy. Luôn luôn làm mới bản thân mình bằng cách học hỏi và thay đổi liên tục.”

Bài học 4 : Lòng tin đích thực luôn phải được thử thách

Đại Bàng luôn có bài kiểm tra trước khi nó đặt niềm tin vào con khác! 

 Ví dụ: Như khi một con Đại Bàng Cái gặp một con đực và cả 2 muốn giao phối, con Cái bay xuống mặt đất trong khi con đực đang theo đuổi nó. Và nó cắp một cành cây khô và bay trở lại vào không trung cùng với con đực đang theo đuổi nó. Khi nó đã đạt đến một tầm cao mà nó mong muốn thì nó sẽ thả nhành cây,lúc đó nhành cây rơi tự do. Khi đó con đực đuổi theo cành cây này. Con Đực thả mình nhanh hơn so với cành cây đang rơi tự do mà nó đang đuổi. Con đực sẽ bắt lại cành cây trước khi để nó rơi xuống đất. Nó sẽ mang nhành cây đó đưa lại cho con Đại Bàng cái. Tiếp tục con Đại Bàng Cái tiếp tục cắp cành cây này và bay lên với một tầm cao hơn và lại thả cành cây đó lại để cho con đực đuổi theo.Điều này diễn ra đến hàng giờ đồng hồ, với chiều cao ngày càng tăng cho đến khi con Đại Bàng cái được đảm bảo rằng con Đại Bàng đực cam kết đã làm chủ được nghệ thuật nhặt lại cành cây này. Chỉ sau đó, con cái mới cho phép con đực giao phối với nó. 

 => “Cho dù trong cuộc sống riêng tư hay trong kinh doanh, một trong những thử nghiệm cam kết của mọi người dành cho mối quan hệ đối tác trước khi chúng ta hợp tác cùng thành công.”

Bài học 5: Yêu thích các cơn bão

Đại Bàng rất thích các cơn bão. Là loài chim duy nhất yêu thích các cơn bão. Khi những đám mây xám xịt kéo đến thì đó là lúc những chú chim Đại Bàng rất vui mừng. Đại Bàng sử dụng sức gió của cơn bão để nâng nó bay cao hơn. Một khi nó thấy gió của cơn bão, Đại Bàng sử dụng sức mạnh của cơn bão hoành hành để nâng nó lên trên những đám mây. Điều này cho phép các con Đại Bàng một cơ hội để lướt cao hơn từ đôi cánh của nó.Trong khi đó, tất cả các loài chim khác thường ẩn trong lá, cành, hốc cây.

 => “Chúng ta có thể sử dụng những cơn bão của cuộc sống để nâng chúng ta lên tầm cao mới. Thưởng thức những thành quả đạt được từ những thách thức và biến những cơn bão cuộc sống thành lợi nhuận cho chúng ta.”

Bài học 6 : Nghị lực phải được trui rèn từ nhỏ

Đại Bàng chuẩn bị cho quá trình sinh sản và dạy kỹ năng cho Đại Bàng con. Khi đã sẵn sàng đẻ trứng, con Đại Bàng đực và con Cái xác định một vị trí rất cao trên vách đá nơi không có động vật săn mồi có thể tấn công được. Con đực sẽ bay xuống mặt đất và chọn những cành cây khô chắc chắn và đặt chúng trên các kẽ hở của vách đá, sau đó bay trở lại mặt đất một lần nữa để thu nhặt các cành cây nhỏ hơn và xếp vào tổ cần làm.Nó bay trở lại mặt đất và chọn các cành cây khô có gai và đặt dưới các lá cây. Rồi nó thu nhặt các đám cỏ mềm để trải trên các cành cây có gai. 

Khi lớp tổ đầu tiên xây dựng được hoàn thành, Đại Bàng đực bay trở lại mặt đất và chọn cây có gai nhiều hơn, đưa nó vào tổ, nó lại bay xuống mặt đất lấy cỏ để phủ lên các cành cây có gai, sau đó rũ lông của mình lên để hoàn thành tổ.Các gai ở bên ngoài của tổ bảo vệ nó khỏi những kẻ xâm nhập vào tổ. Cả hai con Đại Bàng đực và cái tham gia trong việc bảo vệ Đại Bàng con. Con cái có nhiệm vụ đẻ trứng và bảo vệ chúng, Con đực xây dựng tổ và đi kiếm mồi.

 Trong thời gian dạy cho những con Đại Bàng con tập bay, Đại Bàng mẹ ném những con Đại Bàng con ra khỏi tổ. Bởi vì các con non đang sợ hãi, nó sẽ lại nhảy vào tổ.Trước tiên khi con của nó được vài tháng tuổi, con đực và con cái sẽ dạy cho các con qua những kỹ năng hàng ngày. Tiếp theo, Đại Bàng mẹ ném chúng ra lại và sau đó nó tiếp tục trút bỏ hết các lớp mềm lót trong tổ, để lại các gai trần.

 Khi các Đại Bàng con sợ hãi và một lần nữa nhảy lại vào tổ thì chúng bị vết chích bởi các gai. Nó thét lên và bị chảy máu. Nó phải nhảy ra khỏi tổ và trong lúc này nó tự hỏi tại sao mẹ và người cha yêu thương nó rất nhiều bây giờ lại tra tấn nó.Tiếp theo, mẹ con Đại Bàng đẩy chúng ra khỏi vách đá vào không trung. Khi tiếng thét trong sợ hãi, Đại Bàng cha bay ra ngoài và bắt chúng trở lại trước khi nó bị rơi và đưa chúng trở lại vào vách đá. Điều này sẽ diễn ra liên tục cho đến khi các con Đại Bàng con có thể bắt đầu vỗ cánh và bay được.Nó cần phải tiếp thu những kiến thức này thì mới có thể bay được. 

 => “Việc chuẩn bị dạy chúng ta những thứ cần thay đổi, việc dạy dỗ của gia đình chúng ta cùng với sự tích cực học tập của bản thân sẽ dẫn đến thành công, việc bị chích bằng các gai nhọn cho chúng ta biết rằng đôi khi quá thoải mái, khi chúng ta cần kết quả hoặc không. Chúng ta không được trải nghiệm cuộc sống, không phát triển và không học tập được những gì từ cuộc sống. Gai của cuộc sống đến để dạy chúng ta rằng chúng ta cần phải phát triển, hãy ra khỏi tổ và sinh sống. Chúng ta có thể không biết nó, nhưng thiên đường dường như cảm thấy thoải mái và an toàn vẫn có thể có gai”.

Bài học 7 : Chấp nhận rũ bỏ thói quen cũ

Đại Bàng chuẩn bị cho tuổi già… Khi Đại Bàng trở nên già nua, lông của chúng trở nên yếu và không thể giúp nó còn nhanh nhẹn như trước. Khi nó cảm thấy yếu và sắp chết, nó tìm đến một một nơi xa trong đá. Ở đó, nó rủ hết tất cả lông trên cơ thể của mình cho đến khi nó rủ hoàn toàn sạch lông. Nó ở lại trong nơi ẩn náu cho đến khi cơ thể đã phát triển mới lông, sau đó nó mới có thể ra khỏi hang và trở lại cuộc sống. 

 => “Thỉnh thoảng chúng ta cần phải rủ bỏ những thói quen cũ và các cám dỗ đem lại gánh nặng cho chúng ta, những thứ không cần thiết trong cuộc sống của chúng ta.” 


Mẫu 2 - Bài học từ đại bàng

Chim đại bàng là loài chim có tuổi thọ cao nhất trong chủng loại của mình. Chúng có thể sống tới 70 tuổi…

Nhưng để sống được tới tuổi này, chim đại bàng phải trải qua một quyết định khó khăn vào năm 40 tuổi.

Khi đó, những móng vuốt dài và linh hoạt không còn đủ sức tóm giữ con mồi làm thức ăn. Chiếc mỏ dài và sắc nhọn trở nên cong yếu. Đôi cánh nặng nề và già cỗi, do bộ lông dày, trở nên dính chặt vào ngực và khiến cho chúng khó bay lượn. Vì thế, đại bàng chỉ còn hai sự lựa chọn: chết hoặc trải qua một quá trình thay đổi đau đớn kéo dài 150 ngày.

Bởi vậy, hãy học từ đại bàng 7 nguyên tắc sau đây:

Nguyên tắc 1: Đại bàng luôn bay ở một độ cao rất lớn

Đại Bàng chỉ bay với những con Đại Bàng khác hoặc bay một mình và chúng lại chọn bay ở một độ cao rất lớn, không bay chung với chim sẻ, kền kền, quạ,… không chen lẫn vào “đường bay” của các loài chim hay gia cầm khác như ngỗng, vịt trời,… tuyệt đối tránh bay chung với các loài chim nhỏ hơn.

>>>Việc Đại Bàng chọn con đường riêng, né tránh các loài chim sẻ, quạ trên đường bay dạy cho chúng ta rằng không cần phải giống với mọi người, chúng ta có thể trở nên khác biệt. Đồng thời cần học cách tránh xa những đối tượng luôn cản trở, níu kéo hay làm ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình.

Nguyên tắc 2: Tập trung cao độ vào con mồi dù ở khoảng cách rất xa 5 km

Vừa bay ở một độ cao lớn, Đại Bàng đồng thời lại có tầm nhìn rất xa, đôi mắt của nó có khả năng tập trung vào con mồi ở khoảng cách 5 km. Một khi phát hiện ra con mồi từ xa, thậm chí chỉ là loài động vật gặm nhấm, nó sẽ chú tâm và dành sự tập trung tuyệt đối của mình vào con mồi, từ đó thiết lập ra cách tiếp cận nhằm bắt bằng được con mồi đó. Không có vấn đề gì có thể cản trở hay làm Đại Bàng thay đổi mục tiêu cho đến khi nó bắt được con mồi.

>>> Nếu bạn có sự kiên định, có sự tập trung cao độ và một tầm nhìn rộng thì sẽ không có vấn đề gì trong cuộc sống có thể gây trở ngại trên con đường dẫn bạn đến thành công.

Nguyên tắc 3: Không bao giờ ăn những thứ đã chết

Khác với Kền Kền – là loài thường ăn động vật chết, thối rữa. Đại Bàng không bao giờ ăn những thứ đã chết mà nó chỉ thích săn mồi và ăn khi con mồi còn tươi mới.

>>> Hãy cẩn thận với những gì bạn mắt thấy và tai nghe, phải nhớ rằng những gì chúng ta đã có rồi sẽ bị cũ đi và lỗi thời, vì vậy, cần phải làm mới bản thân mình bằng cách học hỏi, thay đổi và tiến bộ hàng ngày.

Nguyên tắc 4: Yêu thích các cơn bão

Đại Bàng thích các cơn bão – nó được xem là loài chim duy nhất yêu thích các cơn bão, bởi khi những đám mây xám xịt kéo đến cùng mưa gió thì đó là lúc Đại Bàng trở nên vui mừng. Gió và bão cho phép nó có một cơ hội để lướt cao hơn từ đôi cánh của chính mình, vượt lên trên cả những đám mây. Trong khi đó, các loài chim khác lại tìm cách ẩn trú trong các vách đá, cành và những hốc cây.

>>> Cuộc sống sẽ có những cơn bão tố, liệu chúng ta có biết tận dụng để chuyển hóa và nâng bản thân lên tầm cao mới? Biến những cơn bão của cuộc sống thành điều thuận lợi và thưởng thức thành quả gặt hái được qua những thách thức.

Nguyên tắc 5: Luôn kiểm tra trước khi đặt niềm tin vào con khác

Đại Bàng là một loài vật đặc biệt bởi nó luôn có cách thức để kiểm tra trước khi đặt niềm tin vào con khác. Cụ thể: Trước khi Đại Bàng cái cho phép con đực được giao phối, nó sẽ cắp một cành cây khô để bay vào không trung trong khi con đực đuổi theo nó. Nếu đạt đến độ cao mong muốn thì nó sẽ thả nhành cây xuống cho rơi tự do, con đực phải thả mình rơi nhanh hơn cành cây để bắt lại trước khi cành cây kịp rơi xuống đất và mang nhành cây đó đưa lại cho con cái.

Tiếp tục, con Đại Bàng cái sẽ cắp cành cây để bay lên cao hơn nữa và lại thả cành cây để cho con đực đuổi theo. Điều này sẽ diễn ra và kéo dài hàng giờ đồng hồ với độ cao ngày càng tăng cho đến khi con cái cảm thấy bị con đực chinh phục thì mới cho phép con đực được giao phối với nó.

>>>Trong đời sống cá nhân hay trong mối quan hệ kinh doanh, việc đặt niềm tin đúng chỗ cũng như sự cam kết của đối tác giúp cho chúng ta có một cuộc sống hạnh phúc, công việc thành công.

Nguyên tắc 6: Chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc làm tổ đẻ trứng và dạy cho con non tập bay

Để chuẩn bị cho việc đẻ trứng, Đại Bàng đực và con cái tìm đến làm tổ ở một vị trí rất cao, thường nằm trên các vách đá, nơi không có bất kỳ động vật săn mồi nào có thể tấn công và làm hại chiếc tổ được. Cả hai sẽ phân chia nhiệm vụ trong việc nuôi nấng, bảo vệ đàn con, con cái có nhiệm vụ đẻ trứng và bảo vệ chúng còn con đực xây dựng tổ và đi kiếm mồi.

Con đực sẽ đi tìm cành cây khô, chắc chắn để đặt trên các khe hở của vách đá, và thu nhặt những loại cành nhỏ hơn để xếp vào tổ. Trước khi lót tổ bằng một lớp lá cây, nó còn chọn những cành khô và có gai đặt ở bên dưới, kế đến là một lớp cỏ mềm và sau đó rũ bỏ trên mình để tạo thành một lớp lót mềm mại nữa trước khi hoàn thành cái tổ.

Để dạy cho con tập bay, Đại Bàng mẹ sẽ ném chúng ra khỏi tổ, các con non thì hoảng sợ nên ngay lập tức nhảy lại vào tổ. Đại Bàng mẹ liền trút bỏ những lớp lót mềm mại trong tổ, giữ lại các gai trần rồi tiếp tục ném những con non ra ngoài. Khi các Đại Bàng con nhảy lại vào tổ thì chúng bị gai nhọn đâm chích và chảy máu, bắt buộc nó phải nhảy ra khỏi tổ lần nữa. Hoàn thành bài học đó, Đại Bàng mẹ sẽ đẩy các con ra khỏi vách đá vào không trung, khi chúng kêu gào lên trong sợ hãi thì Đại Bàng cha sẽ bay ra để bắt chúng trở lại trước khi rơi xuống đất. Bài học này sẽ được thực hành liên tục cho đến khi Đại Bàng con tiếp thu kiến thức và bắt đầu vỗ cánh tập bay.

>>> Cuộc sống trong gia đình của chúng ta tưởng như thiên đường, êm ái và thoải mái nhưng có thể ẩn chứa đâu đó là gai nhọn. Gai của cuộc sống dạy chúng ta rằng cần phải rời khỏi tổ ấm, học hỏi, phát triển và tạo dựng một đời sống độc lập. Những người thật sự yêu thương sẽ không để cho chúng ta trở nên suy yếu, lười làm việc, họ có thể đẩy chúng ta vào con đường khó khăn nhờ đó mà phát triển và thịnh vượng. Ngay cả trong các hành động, họ dường như muốn gây khó khăn nhưng thực ra lại là những ý định tốt mà họ dành cho chúng ta.

Nguyên tắc 7: Chuẩn bị trước cho tuổi già

Đại Bàng cũng rất biết cách để chuẩn bị cho tuổi già… Khi chúng trở nên già nua không còn nhanh nhẹn như trước, bộ lông của chúng trở nên yếu và nó có cảm giác sắp chết thì Đại Bàng sẽ tìm đến một một nơi sâu trong hang đá. Tại đây, nó sẽ tự nhổ hết tất cả lông trên cơ thể của mình cho đến khi bộ lông rụng sạch hoàn toàn. Nó ở lại trong hang để ẩn náu cho đến khi cơ thể phát triển mới lông, sau đó nó mới ra khỏi hang và trở lại cuộc sống.

>>> Điều này nhắc nhở rằng, thi thoảng chúng ta cần phải gạt bỏ những thói quen cũ, những thứ không cần thiết, các cám dỗ gây cho chúng ta gánh nặng… để làm lại, khiến cho mọi thứ trong cuộc sống trở nên thuận lợi, tốt đẹp hơn.


Mẫu 3 - Bài học từ đại bàng

Thay đổi hay là chết – Bài học từ câu chuyện của Đại bàng

Nhắc tới đại bàng, chúng ta biết rằng đó là loài chim mạnh mẽ, được mệnh danh là chúa tể của bầu trời. Nhưng ít ai biết nó có thể sống đến 80 tuổi (tức là tương đương tuổi thọ của con người. Một con số khá lớn mà trong muôn loài, không phải con vật nào cũng đạt tới. Tuy nhiên, sự thật đằng sau tuổi thọ dài lâu ấy, đại bàng đã phải thay đổi hoặc là chết vào năm 40 tuổi.

Vào năm 40 tuổi, cơ thể đại bàng sẽ trở nên yếu đuối. Bộ lông, móng vuốt của nó đều trở thành yếu điểm, khiến nó không thể bắt con mồi hay bay lượn một cách nhẹ nhàng. Khả năng “sát thủ” của đại bàng dần kém đi theo thời gian và  ở ngưỡng tuổi 40, nó đối mặt với nguy cơ chết đói.

Đại bàng buộc phải lựa chọn “thay đổi hay là chết”. Để có thể nối dài sự sống, nó phải trải qua hành trình tự thay đổi đầy “đau đớn” kéo dài trong nhiều tháng trời. Cách thay đổi của đại bàng cũng đòi hỏi nó phải mạnh mẽ hết cỡ.

Để có chiếc mỏ mới, sắc cạnh, nó phải tự đập mỏ mình vào đá cho đến khi toét ra, chờ đợi mỏ mới mọc ra. Chiếc mỏ mới trở thành công cụ để nó tự nhổ từng sợi lông trên cơ thể và rồi lại đợi lông mới mọc ra.

Sau nhiều tháng lột xác đau đớn, đại bàng trở lại bầu trời với một cơ thể hoàn toàn mới, với đôi cánh mạnh mẽ, móng vuốt sắt nhọn. Có lẽ nhờ sự thay đổi mạnh mẽ đó mà đại bàng có thêm sức mạnh và niềm kiêu hãnh sống đến 80 tuổi.

Câu chuyện về sự thay đổi của đại bàng cho thấy tầm quan trọng của sự thay đổi. Trong mọi trường hợp, nếu bạn muốn tồn tại, muốn phát triển, bạn phải thay đổi. Đây chính là chìa khóa của thành công, thậm chí là chìa khóa để tồn tại. Giữa bốn bề nhiều đổi thay, nếu không thay đổi để thích nghi, chắc chắn bạn sẽ không thể tồn tại. Bạn có muốn mình rơi vào cảnh tự mình ruồng rẫy ra khỏi môi trường, ra khỏi cộng đồng? Bạn có muốn mình tụt lại phía sau khi không theo kịp người khác? Không, chắc chắn là không rồi.


Mẫu 4 - Bài học từ đại bàng

Nguyên tắc 1: Đại bàng bay một mình ở một tầm rất cao, nó không bay với chim sẻ hoặc chen lẫn vào các loài chim khác nhỏ hơn như ngỗng, vịt trời

Tâm thế chim đại bàng và 7 nguyên tắc sống cần học tập

Việc Đại Bàng chọn con đường riêng, né tránh các loài chim sẻ, quạ trên đường bay dạy cho chúng ta rằng không cần phải giống với mọi người, chúng ta có thể trở nên khác biệt. Đồng thời cần học cách tránh xa những đối tượng luôn cản trở, níu kéo hay làm ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình.

Nguyên tắc 2: Tập trung cao độ vào con mồi dù ở khoảng cách rất xa 5 km

Tâm thế chim đại bàng và 7 nguyên tắc sống cần học tập

Vừa bay ở một độ cao lớn, Đại Bàng đồng thời lại có tầm nhìn rất xa, đôi mắt của nó có khả năng tập trung vào con mồi ở khoảng cách 5 km. Một khi phát hiện ra con mồi từ xa, thậm chí chỉ là loài động vật gặm nhấm, nó sẽ chú tâm và dành sự tập trung tuyệt đối của mình vào con mồi, từ đó thiết lập ra cách tiếp cận nhằm bắt bằng được con mồi đó. Không có vấn đề gì có thể cản trở hay làm Đại Bàng thay đổi mục tiêu cho đến khi nó bắt được con mồi.

Nếu bạn có sự kiên định, có sự tập trung cao độ và một tầm nhìn rộng thì sẽ không có vấn đề gì trong cuộc sống có thể gây trở ngại trên con đường dẫn bạn đến thành công.

Nguyên tắc 3: Không bao giờ ăn những thứ đã chết

Tâm thế chim đại bàng và 7 nguyên tắc sống cần học tập

Khác với Kền Kền – là loài thường ăn động vật chết, thối rữa. Đại Bàng không bao giờ ăn những thứ đã chết mà nó chỉ thích săn mồi và ăn khi con mồi còn tươi mới.

Chúng ta luôn phải nhớ rằng những cái gì đang tồn tại trong chúng ta sẽ bị cũ đi và sẽ lỗi thời, vì vậy luôn luôn làm mới bản thân mình bằng cách học hỏi và thay đổi liên tục.

Nguyên tắc 4: Yêu thích các cơn bão

Tâm thế chim đại bàng và 7 nguyên tắc sống cần học tập

Đại Bàng rất thích các cơn bão. Khi những đám mây xám xịt kéo đến, tất cả các loài chim khác thường ẩn trong lá, cành, hốc cây… thì Đại bàng lại bay lên đỉnh núi thật cao đứng chờ. Và khi cơn bão ập đến, Đại Bàng sẽ tận dụng sức mạnh của cơn bão để đưa đôi cánh của mình bay thật cao lên bầu trời. Đối với Đại Bàng, cơn bão không hề là một điềm dữ, nó là đòn bẩy, là cơ hội để củng cố thêm quyền lực thống trị bầu trời.

Cuộc sống sẽ có những cơn bão tố, liệu chúng ta có biết tận dụng để chuyển hóa và nâng bản thân lên tầm cao mới? Biến những cơn bão của cuộc sống thành điều thuận lợi và thưởng thức thành quả gặt hái được qua những thách thức.

Nguyên tắc 5: Luôn kiểm tra trước khi đặt niềm tin vào con khác

Tâm thế chim đại bàng và 7 nguyên tắc sống cần học tập

Đại Bàng luôn có bài kiểm tra trước khi nó đặt niềm tin vào con khác, ngay kể cả với bạn đời. Khi một con Đại Bàng cái gặp một con đực và cả 2 muốn giao phối, con cái bay xuống mặt đất cắp một cành cây khô và bay trở lại vào không trung, khi đạt đến một tầm cao mong muốn thì nó sẽ thả nhành cây, lúc đó nhành cây rơi tự do và con đực sẽ đuổi theo cành cây này. Con đực thả mình nhanh hơn so với cành cây đang rơi tự do, bắt lại cành cây trước khi để nó rơi xuống đất và mang nhành cây đó đưa lại cho con Đại Bàng cái. Tiếp tục con Đại Bàng cái tiếp tục cắp cành cây này và bay lên với một tầm cao hơn và lại thả cành cây đó lại để cho con đực đuổi theo. Điều này diễn ra đến hàng giờ đồng hồ, với chiều cao ngày càng tăng cho đến khi con Đại Bàng cái được đảm bảo rằng con Đại Bàng đực cam kết đã làm chủ được nghệ thuật nhặt lại cành cây này thì con cái mới cho phép con đực giao phối với nó.

Trong đời sống cá nhân hay trong mối quan hệ kinh doanh, việc đặt niềm tin đúng chỗ cũng như sự cam kết của đối tác giúp cho chúng ta có một cuộc sống hạnh phúc, công việc thành công.

Nguyên tắc 6: Chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc làm tổ đẻ trứng và dạy cho con non tập bay

Tâm thế chim đại bàng và 7 nguyên tắc sống cần học tập

Để chuẩn bị cho việc đẻ trứng, Đại Bàng đực và cái tìm đến làm tổ ở một vị trí rất cao, thường nằm trên các vách đá, nơi không có bất kỳ động vật săn mồi nào có thể tấn công và làm hại chiếc tổ được. Cả hai sẽ phân chia nhiệm vụ trong việc nuôi nấng, bảo vệ đàn con, con cái có nhiệm vụ đẻ trứng và bảo vệ chúng còn con đực xây dựng tổ và đi kiếm mồi. Con đực sẽ đi tìm cành cây khô, chắc chắn để đặt trên các khe hở của vách đá, và thu nhặt những loại cành nhỏ hơn để xếp vào tổ.

Trước khi lót tổ bằng một lớp lá cây, nó còn chọn những cành khô và có gai đặt ở bên dưới, kế đến là một lớp cỏ mềm và sau đó rũ bỏ trên mình để tạo thành một lớp lót mềm mại nữa trước khi hoàn thành cái tổ. Để dạy cho con tập bay, Đại Bàng mẹ sẽ ném chúng ra khỏi tổ, các con non thì hoảng sợ nên ngay lập tức nhảy lại vào tổ. Đại Bàng mẹ liền trút bỏ những lớp lót mềm mại trong tổ, giữ lại các gai trần rồi tiếp tục ném những con non ra ngoài. Khi các Đại Bàng con nhảy lại vào tổ thì chúng bị gai nhọn đâm chích và chảy máu, bắt buộc nó phải nhảy ra khỏi tổ lần nữa. Hoàn thành bài học đó, Đại Bàng mẹ sẽ đẩy các con ra khỏi vách đá vào không trung, khi chúng kêu gào lên trong sợ hãi thì Đại Bàng cha sẽ bay ra để bắt chúng trở lại trước khi rơi xuống đất.

Bài học này sẽ được thực hành liên tục cho đến khi Đại Bàng con tiếp thu kiến thức và bắt đầu vỗ cánh tập bay.

Cuộc sống trong gia đình của chúng ta tưởng như thiên đường, êm ái và thoải mái nhưng vẫn có thể ẩn chứa gai nhọn. Gai của cuộc sống dạy chúng ta rằng cần phải rời khỏi tổ ấm, học hỏi, phát triển và tạo dựng một đời sống độc lập. Những người thật sự yêu thương sẽ không để cho chúng ta trở nên suy yếu, lười làm việc, họ có thể đẩy chúng ta vào con đường khó khăn nhờ đó mà phát triển và thịnh vượng. Ngay cả trong các hành động, họ dường như muốn gây khó khăn nhưng thực ra lại là những ý định tốt mà họ dành cho chúng ta.

Nguyên tắc 7: Thay đổi để mạnh hơn

Tâm thế chim đại bàng và 7 nguyên tắc sống cần học tập

Trong thế giới loài chim, đại bàng là loài có tuổi thọ lâu năm nhất. Tuổi thọ của nó có thể kéo dài tới 70 năm. Để sống được lâu như vậy, lúc 40 tuổi, nó bắt buộc phải đưa ra một quyết định vô cùng khó khăn, đó là một bước ngoặc quan trọng mang đến cái chết hoặc sự hồi sinh…

Trải qua 40 năm, những móng vuốt dài và linh hoạt của đại bàng đã bắt đầu lão hóa và không còn đủ sức tóm giữ con mồi làm thức ăn. Chiếc mỏ dài và sắc nhọn trở nên cong yếu, gần như chạm ức. Đôi cánh trở nên nặng nề và già cỗi, bởi bộ lông vũ của nó vừa dài vừa dày làm tiêu tốn rất nhiều sức lực khi nó cất cánh…

Lúc này, đại bàng chỉ có hai sự lựa chọn: hoặc là nằm chờ chết hoặc là phải trải qua một quá trình thay đổi vô cùng đau đớn kéo dài 5 tháng trời…

Quá trình thay đổi 150 ngày này đòi hỏi đại bàng phải bay lên đỉnh núi và làm tổ trên vách đá cheo leo. Tại đây nó sẽ hoàn thành sự đổi mới của mình… Đầu tiên, đại bàng sẽ đập mỏ vào vách núi đá cho đến khi mỏ của nó gãy rời, sau đó yên lặng chờ đợi cho đến khi mỏ mới mọc dài ra. Sau đó nó sẽ dùng cái mỏ mới dài ra đó nhổ hết từng cái móng vuốt cũ của mình. Khi những móng vuốt mới mọc lại, đại bàng bắt đầu nhổ hết đi những chiếc lông vũ già cỗi.

Và sau 5 tháng, đại bàng lại có thể bắt đầu những chuyến bay lượn tuyệt vời của sự hồi sinh và tiếp tục hành trình dũng mãnh thêm 30 năm nữa…

icon-date
Xuất bản : 23/07/2021 - Cập nhật : 25/07/2021