logo

Bài học từ bộ phim Cậu bé đặc biệt

Tổng hợp những Bài học từ bộ phim Cậu bé đặc biệt hay nhất, ý nghĩa nhất, do Top lời giải tổng hợp và biên soạn dành cho các ban yêu thích bộ phim Cậu bé đặc biệt.


SỰ THẤU HIỂU, QUAN TÂM HƠN VẠN LẦN NHỮNG LỜI TRÁCH MÓC VÀ SO SÁNH

    Người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh họa, người thầy vỹ đại biết cách truyền cảm hứng.

    Ngay từ lần đầu xuất hiện, nhân vật thầy giáo trẻ Shankar đã được khắc họa như một sự đối lập hoàn toàn vói không gian ảm đạm toát ra từ ngôi trường nội trú đầy nguyên tắc và hình phạt. Mang theo thông khí vui vẻ, thầy là người đưa các học trò thoát khỏi tư duy mà những người đi trước đã có sức ép các em phải bước vào. Thay vì yêu cầu các em vẽ một bức tranh hình khối hay những đường nét có sẵn. Thầy Shankar cho rằng:

“một chiếc bảng không thể chứa hết trí tưởng tượng và cảm hứng nơi trẻ nhỏ.”

     Riêng với Ishaan, cậu bé tội nghiệp phải chịu hậu quả trực tiếp của một nền giáo dục hà khắc và không hiệu quả. Cậu bé đã trở nên chai lỳ và bàng quang với mọi thứ xung quanh. Thầy Shankar thầy điều đó trong dáng vẻ sợ hãi, rụt rè của cậu. Thầy đến bên cậu, không trách phạt, la mắng. Thầy cố tìm hiểu xem đứa bé này đang gặp vấn đề gì và nỗ lực bằng mọi cách giúp cậu bé thoát ra khỏi mặc cảm tự ti.

Bài học từ bộ phim Cậu bé đặc biệt

MỖI CHÚNG TA ĐỀU LÀ MỘT CÁ THỂ ĐỘC LẬP

     Có những viên ngọc quý trong số chúng ta. Những người đã làm thay đổi hướng đi của thế giới. Bởi vì họ nhìn thế giới theo một cách khác biệt. Suy nghĩ của họ vượt ra ngoài khuôn khổ. Không phải ai cũng được như họ đâu.

    Thầy giáo Shankar giúp cậu bé Ishaan tìm lại sự tự tin, sự ham học bằng những mẩu chuyện về các danh nhân, những thiên tài cũng mắc chứng khó đọc. Những người cũng đã có một tuổi thơ bất hạnh, giống như cậu, và giống như cả thầy. Qua đó, người xem có thể thấy được mỗi người trong chúng ta  đều là những cá thể độc lập. Ai cũng đều có những mặt mạnh, mặt yếu khác nhau. Quan trọng là hãy biết cách tôn trọng những sự khác biệt ấy để giúp những người xung quanh, đặc biệt là con trẻ phát huy tối đa những điểm tốt của mình.


GIA ĐÌNH HÃY LÀ CHỖ DỰA VỮNG CHẮC

     Ông bố, bà mẹ nào cũng thương con, lo lắng cho con. Nhưng tình thương ấy đôi khi lại khiến cho họ sai lầm. Hình ảnh bức tranh của bé Ishaan khi cậu vẽ việc cậu chia tay gia đình của mình hẳn là cảnh phim gây xúc động mạnh mẽ nhất.


HƠN CẢ SỰ TRÁCH MẮNG LÀ NHỮNG LỜI KHÍCH LỆ, QUAN TÂM

    Trong bộ phim, thầy giáo trẻ Shankar được xây dựng thành biểu tượng đối lập với không khí ngột ngạt trong những nguyên tắc và hình phạt của ngôi trường nội trú, nơi cha mẹ đã gửi Ishaan đến học.

    Ishaan, cậu bé chính là sản phẩm của nền giáo dục hà khắc khi những yêu thương được thay thế bằng sự nghiêm khắc của hình phạt. Trái tim bé bỏng của cậu bé đã trở nên vô cảm với thế giới xung quanh.

    Thầy Shank với trái tim của người thầy giàu lòng trắc ẩn, bao dung đã chạm được đến trái tim đầy thương tổn của cậu bé mắc chứng khó đọc viết. Thầy đã cố gắng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự mặc cảm tự ti của cậu bé và nỗ lực bằng mọi cách có thể đưa cậu bé thoát khỏi cuộc sống u uất, chán nản của hiện tại.

    Thực tế, có bao nhiêu thầy cô giáo đã làm được điều như thầy giáo Shankar? Chúng ta luôn mặc định trong đầu học trò “Trường học là nơi học tập và rèn luyện” nên phải có những quy tắc và hình phạt dành cho những ai vi phạm những nguyên tắc đó.

    Câu nói đầy ấn tượng của thầy giáo “Ở đảo Solomon, nơi người ta muốn giết một cái cây, họ không cần dùng đến rìu để chặt, mà chỉ cần đứng xung quanh cái cây và chửi rủa nó. Và chắc chắn một thời gian sau, cái cây ấy tự khô héo đi mà chết” đã nhắc nhở chúng ta, khi ta sống thiếu đi sự yêu thương, quan tâm dành cho trẻ, có thể ta vô tình làm “khô héo” đi cả cuộc đời đứa trẻ đó.


MỘT NGƯỜI THẤY VĨ ĐẠI LÀ NGƯỜI BIẾT TRUYỀN CẢM HỨNG

     Có ai đó từng nói “Một người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh họa, người thầy vĩ đại biết truyền cảm hứng”. Điều ấy thật đúng với thầy giáo Thầy Shankar đã kể câu chuyện về những người nổi tiếng từng bị chứng khó đọc như Albert Einstein, Leonardo da Vinci, Thomas Edison… Sau đó, khi tất cả học sinh rời khỏi lớp học, thầy giáo bảo Ishaan ở lại và thổ lộ:

    “Em có biết trong số những người mà thầy nhắc đến có một người mà thầy không nói không? Có thể tên của người đó chưa được ca tụng nhưng có cùng vấn đề với nhau. Cái tên đó là… Ram Shankar Nikumbh”.

    Thầy giáo thừa nhận mình mắc chứng khó đọc khó viết và điều này gây bất ngờ cho Ishaan. Chỉ từ câu nói của thầy giáo đã là nguồn động lực để Ishaan tự tin vào bản than mình.

     Thầy Shankar xuất hiện với sự vui vẻ, hài hước, đưa học trò thoát khỏi những tư duy chật hẹp thông thường trong trường học. Trong vai trò là một thầy giáo dạy vẽ, thầy không yêu cầu học trò vẽ một bức tranh theo hình khối và đường nét có sẵn. Bởi, thầy cho rằng “một chiếc bảng không thể chứa hết trí tưởng tượng và cảm hứng nơi trẻ nhỏ.”

     Đôi khi, người lớn chúng ta tiết kiệm những lời quan tâm dành cho trẻ nhỏ. Thậm chí, chúng ta cứ mong muốn chúng làm mọi việc theo kế hoạch người lớn đã vạch sẵn và cho rằng như vậy mới là sự lựa chọn tốt nhất. Thật ra, đứa trẻ có thể làm mợi thứ tốt hơn nếu chúng ta biết cách truyền cảm hứng, truyền động lực cho trẻ.


HƠN CẢ MỘT NGƯỜI THẦY LÀ MỘT NGƯỜI CHA BAO DUNG VÀ ĐỘ LƯỢNG

    Thầy Shankar chưa hề kết hôn, vì thế thầy chưa có những đứa con riêng của mình để có những trải nghiệm thực tế. Thế nhưng, thầy đã yêu thương theo cách riêng của mình với những đứa trẻ khuyết tật.

    Chúng ta thường cho rằng, những đứa trẻ khuyết tật không đáng được nhận sự kì vọng và được giáo dục như những đứa trẻ lành lặn khác. Vì thế, cơ hội được trở thành thiên tài thuộc về những đứa trẻ lành lặn kiệt xuất.

    Thầy Shankar trong bộ phim đã trao cơ hội đồng đều cho tất cả các em. Và cậu bé Ishaan, đã trở thành một cậu bé thiên tài vẽ tranh mặc dù bản thân em có những nét chưa hoàn thiện. Có lẽ khoảng cách giữa thiên tài và người đần độn chỉ là người chỉ dẫn.

    Mỗi khi học trò làm việc gì không theo ý ta, thầy cô sẽ cho rằng đó là đứa trẻ hư, khó giáo dục. Thế nhưng, chúng ta có biết rằng, mình cũng từng lớn lên từ một đứa trẻ như thế. Cho nên, hãy đối xử với trẻ với tư cách là một người cha, người mẹ của chúng, ta sẽ đủ bao dung, độ lượng để khiến một đứa trẻ trở nên biết nghe lời.


MỘT NGƯỜI BẠN BIẾT LẮNG NGHE VÀ THẤU HIỂU

    Thầy giáo trong bộ phim Cậu bé đặc biệt đến từ một ngôi trường có nhiều trẻ khuyết tật, nhưng thầy chưa bao giờ cảm thấy dạy trẻ thiểu năng là một gánh nặng của mình. Thầy hạ bản thân mình xuống trong vai trò của người học để có thể thấu hiểu suy nghĩ của học trò.

    Mỗi giờ học, hay mỗi giờ ra chơi thầy thường đùa vui với chúng không khác gì những đứa trẻ với nhau. Chỉ có như thế, thầy mới cảm nhận rõ và hiểu được thế giới của Ishaan và những đứa trẻ khuyết tật.

   Đôi khi, chúng ta ngụy biện rằng, muốn dạy dỗ được học trò cần có khoảng cách và cái uy của người thầy mà quên rằng chỉ cần chạm vào trái tim của trẻ, để trở nên biết lắng nghe và thấu hiểu, đứa trẻ tự khắc sẽ coi thầy cô, cha mẹ giống như một người bạn để giãi bày.

icon-date
Xuất bản : 03/11/2021 - Cập nhật : 05/11/2021