logo

Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa và bài học rút ra từ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

icon_facebook

Kiến thức về chiến tranh thế giới thứ nhất từ năm 1914 đến 1918: nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa và bài học rút ra từ chiến tranh giúp các em học tốt lịch sử thế giới. 


Nguyên nhân nổ ra chiến tranh thế giới thứ nhất

Nguyên nhân sâu xa:

- Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đồng đều giữa các nước tư bản về kinh tế và chính trị đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa đã dẫn tới các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên như:

+ Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898).

+ Chiến tranh Anh - Bô-ơ (1899 - 1902).

+ Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905).

- Để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh nhằm tranh giành thị trường, thuộc địa, các nước đế quốc đã thành lập hai khối quân sự đối lập:

+ Khối Liên minh gồm Đức - Áo - Hung (1882).

+ Khối Hiệp ước của Anh - Pháp - Nga (1907).

- Cả hai khối đều tích cực chạy đua vũ trang nhằm tranh nhau làm bá chủ thế giới.

=> Như vậy, do sự phát triển không đồng đều giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã dẫn tới mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa là nguyên nhân sâu xa của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Nguyên nhân trực tiếp

- Ngày 29-6-1914, Thái tử Áo - Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát.

=> Giới quân phiệt Đức, Áo - Hung chớp lấy cơ hội này để gây chiến tranh.


Diễn biến của chiến tranh thế giới thứ nhất

Giai đoạn 1 (1914 – 1916) Giai đoạn này, chiến tranh chỉ diễn ra giữa các khối nước châu Âu, sau đó lôi kéo nhiều nước ở các châu lục khác cùng tham gia. Nhiều loại vũ khí hiện đại được đưa vào sử dụng. Hàng chục triệu nhân dân lao động bị thương vong vì lợi ích của giai cấp thông trị.

- 28/7/1914, Áo – Hung tấn công Xécbi.

- 1/8/1914, Đức tấn công Nga.

- 3/8/1914, Đức tấn công Pháp.

- 4/8/1914, Anh tuyên chiến với Đức.

Chiến tranh thế giới bùng nổ diễn ra trên 2 mặt trận Đông Âu và Tây Âu

Bài học rút ra từ chiến tranh thế giới thứ nhất (ảnh 3)

Giai đoạn thứ 2 (1917 – 1918)

- Tháng 2/1917 Cách mạng tháng Hai diễn ra ở Nga, nhân dân Nga làm cách mạng lật đổ Nga Hoàng → Giai cấp TS nắm quyền vẫn theo đuổi chiến tranh.

- 2/4/1917 Mĩ tuyên chiến với Đức, tham chiến với phe hiệp ước

- Tháng 11/1917 nhân dân Nga làm cuộc cách mạng XHCN thành công → nước Nga rút khỏi chiến tranh thế giới.

- Tháng 7/1918 quân Mỹ đổ bộ vào châu Âu → Quân Anh, Pháp phản công quân Đức trên các mặt trận.

- Cuối 9/1918 quân Đức liên tiếp thất bại → Đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng.Bungari(19/9) Thổ Nhĩ Kì((30/10) Áo- Hung(2/11)

- 3/10 chính phủ mới ở Đức thành lập

- 9/11/1918 CM Đức bùng nổ vua VinHem II phải chạy sang Hà Lan

- 11/11/1918 Đức ký hiệp định đầu hàng → chiến tranh kết thúc sự thất bại hoàn toàn phe Đức, Áo - Hung


Kết quả của chiến tranh thế giới thứ nhất

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Liên Minh (Đức, Áo, Hung). Chiến tranh gây hậu quả thiệt hại nặng nề về cả người và của.

* Hậu quả 

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên Minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của:

- 10 triệu người chết.

- 20 triệu người bị thương.

- Chiến phí 85 tỉ đô la.

- Các nước Châu Âu là con nợ của Mỹ.

- Bản đồ thế giới thay đổi.

- Cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện thế giới.

* Tính chất: Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

Bài học rút ra từ chiến tranh thế giới thứ nhất (ảnh 4)
Châu Âu năm 1914
Bài học rút ra từ chiến tranh thế giới thứ nhất (ảnh 5)
Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

Ý nghĩa của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất

Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những tàn phá vô cùng to lớn, làm 10 triệu người chết, gần 20 triệu người bị thương. Những thiệt hại khác về cơ sở vật chất do chiến tranh gây nên cũng rất khủng khiếp. Chiến tranh làm cho các đế quốc châu Âu, thắng trận cũng như bại trận, bị suy yếu. Mĩ trở thành nước chủ nợ chính của Tây Âu, nhờ việc bán vũ khí cho các nước trong cả hai nước tham chiến.

Cũng từ trong chiến tranh: Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thành công. Chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười mở đầu thời kì tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản. Bên cạnh xã hội tư bản, xuất hiện một xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa, đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa và sớm muộn sẽ thay thế nó.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thắng lợi và chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã chấm dứt thời kì cận đại và mở đầu một kỉ nguyên mới trong lịch sử loài người.


Bài học rút ra từ chiến tranh thế giới thứ nhất

- Giải quyết mọi  bất đồng, mâu thuẫn giữa các quốc gia, dân tộc bằng phương pháp đối thoại, hòa bình

- Phải biết kìm chế trước nguy cơ  xảy ra chiến tranh, nếu xung đột mâu thuẫn này không được giải quyết mà chỉ làm các nước tham chiến phải gánh chịu hậu quả nặng nề.

- Cần mau chóng tìm ra giải pháp để tháo gỡ xung đột, hạn chế tối đã các cuộc chiến tranh mang tính khu vực đang diễn ra hoặc có nguy cơ diễn ra trên thế giới 

icon-date
Xuất bản : 06/03/2022 - Cập nhật : 29/05/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads