logo

Bài Con hổ có nghĩa SGK 7 trang 14, 15, 16 - Văn Kết nối tri thức

Hướng dẫn Soạn bài Con hổ có nghĩa SGK 7 trang 14, 15, 16 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 7 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 

Sau khi đọc văn bản Con hổ có nghĩa

Câu 1 (trang 16, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Các con hổ đã được bà đỡ Trần và bác tiều phu giúp đỡ như thế nào?

Lời giải:

- Bà đỡ Trần đã đỡ đẻ cho hổ cái.

- Bác tiều phu giúp con hổ trán trắng lấy khúc xương bò mắc ngang họng ra.

=> Các con hổ đã được bà đỡ Trần và bác tiều phu giúp đỡ rất tận tình, bằng cả tấm lòng.

Câu 2 (trang 16, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Hổ đã làm những gì để tri ân người giúp đỡ mình?

Lời giải:

- Đối với bà đỡ Trần: Hổ đực tiễn bà ra khỏi rừng sâu nguy hiểm và tặng bà một cục bạc. Nhờ đó mà năm ấy mất mùa đói kém bà đỡ mới sống sót.

- Bác tiều phu: Một đêm nọ nghe ở ngoài có tiếng gầm mà sắc. Sáng hôm sau lại thấy một con nai chết ở đó. Khi bác tiều phu mất, hổ còn đến bên mộ dụi đầu vào quan tài và gầm lên đau đớn.

Câu 3 (trang 16, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Em cảm nhận được điều gì về tiếng gầm của hai con hổ ở phần cuối mỗi câu chuyện?

Lời giải:

Tiếng gầm của hai con hổ ở phần cuối mỗi câu chuyện thể hiện sự cảm ơn và chào tiễn biệt của con hổ đối với ân nhân của mình.

Bài Con hổ có nghĩa SGK 7 trang 14, 15, 16 - Văn Kết nối tri thức

Câu 4 (trang 16, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Mượn hình tượng con hổ có nghĩa, tác phẩm đã gửi gắm bài học đạo lí nào cho con người?

Lời giải:

Văn bản đã để cao lối sống ân nghĩa thủy chung của con người thông qua hình tượng chú hổ. Hổ vốn là một con vật hung dữ, dữ tợn, hổ được chọn làm nhân vật đã khiến cho tính chất ca ngợi, bài học đạo đức của câu chuyện trở nên sâu sắc hơn. Chi tiết “chú hổ dùng đầu dụi vào quan tài, gầm lên, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Mỗi dịp ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ngoài cửa nhà bác tiều.” là chi tiết đã để lại ấn tượng thật sâu sắc trong lòng người đọc. Bởi vì hành động đó của chú hổ không chỉ là sự biết ơn mà còn là tình nghĩa.

Câu 5 (trang 16, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Việc tác giả ghép hai câu chuyện khác nhau vào trong cùng một văn bản có ý nghĩa gì? Theo em, nếu bớt đi một câu chuyện, ý nghĩa của văn bản có thể bị ảnh hưởng như thế nào?

Lời giải:

Tác giả ghép hai câu chuyện khác nhau vào trong cùng một văn bản để nhấn mạnh thêm ý nghĩa tư tưởng mà tác giả muốn truyền đạt. Tác giả đã ghép hai câu chuyện khác nhau nhưng cùng một nội dung về sự giúp đỡ của con người với loài hổ và sự báo đáp của chúng.

Nếu bớt đi một câu chuyện thì ý nghĩa của văn bản sẽ bị giảm bớt. Hai câu chuyện như bổ sung cho nhau, tác động qua lại với nhau. Chú hổ ở câu chuyện thứ nhất đại diện cho lối sống biết đền ơn cho người đã giúp đỡ mình lúc hoạn nạn. Chú hổ ở câu chuyện thứ hai không chỉ là sự biết ơn mà còn là tình nghĩa. Nhờ hai câu chuyện mà tác giả đã đề cao lối sống ân nghĩa trong đạo làm người

Câu 6 (trang 16, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Nêu cảm nghĩ về một chi tiết em thấy ấn tượng nhất trong truyện.

Lời giải:

Chi tiết con hổ trong câu chuyện bác tiều phu: Khi bác tiều phu mất, còn hổ đến trước mộ, dụi đầu vào quan tài, gầm gừ, gào lớn. Điều đó thể hiện tình cảm của con hổ dành cho bác tiều phu, cũng như tấm lòng trọng ân nghĩa, thủy chung mà đến loài vật cũng có.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 7 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn bài Con hổ có nghĩa SGK 7 trang 14, 15, 16 trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 17/10/2022 - Cập nhật : 18/10/2022