logo

Bài 5 trang 222 sgk Hóa 12 nâng cao


Bài 45: Luyện tập. Tính chất của crom, sắt và những hợp chất của chúng

Bài 5 (trang 222 sgk Hóa 12 nâng cao):

Sự ăn mòn sắt, thép là một quá trình oxi hóa – khử.

a. Giải thích và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi sắt thép bị ăn mòn.

b. Kẽm hoặc thiếc tráng ngoài vật bằng sắt, thép có tác dụng bảo vệ chống ăn mòn. Hãy giải thích một thực tế là sau một thời gian sử dụng thì vật được tráng bằng kẽm lại có hiệu quả bảo vệ tốt hơn

c. Vì sao thiếc lại được dùng nhiều hơn kẽm để bảo vệ những đồ hộp đựng thực phẩm. Còn lại kẽm lại được dùng nhiều hơn để bảo vệ ống dẫn nước, xô, chậu...?

Lời giải:

a. Sự ăn mòn sắt thép là quá trình ăn mòn điện hóa với anot là sắt, catot là cacbon

Tại anot Fe → Fe2+ + 2e

Fe2+→ Fe3+ + e

Tại catot 2H2O + 2e → 2OH- + H2

Sau đó Fe2+ + 2OH-→ Fe(OH)2

Fe3+ + 32OH- → Fe(OH)3

Fe(OH)2, Fe (OH)3 →Fe2O3.nH2O (Gỉ sắt)

b. Tráng kẽm, thiếc ngoài vật bằng sắt, thép thì kẽm có hiệu quả bảo vệ tốt hơn do:

- Kẽm có tính khử mạnh hơn sắt, kẽm bị ăn mòn trước

- Thiếc có tính khử yếu hơn sẳt, sắt bị ăn mòn trước.

c. Thiếc được dùng nhiều hơn kẽm trong việc sản xuất đồ hộp thực phẩm bởi vì thiếc an toàn hơn, không gây độc cho con người. Tuy nhiên để bảo vệ ông nước, xô, chậu, mái tôn thì kẽm được ưu tiên hơn thiếc vì kẽm chống ăn mòn điện hóa tốt hơn thiếc.

Tham khảo toàn bộ: Giải Hóa 12 nâng cao

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021