logo

Áp suất chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào?

Câu trả lời chính xác nhất: Từ công thức tính P = d.h, ta có thể suy ra áp suất của chất lỏng phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: Một là chiều cao của cột mét nước hay còn gọi là chiều cao của chất lỏng trong bình hoặc vật chứa (h); Hai là trọng lượng riêng của chất lỏng đang xét (d). Theo công thức trên, chiều cao (h) tỷ lệ thuận với áp suất. Chính vì thế, chiều cao càng lớn kéo theo áp suất càng lớn và ngược lại. Ngoài ra, trong thực tế thì áp suất của chất lỏng còn phụ thuộc vào nhiệt độ. Ví dụ, ta xét 2 nồi nước có các điều kiện chiều cao và khối lượng như nhau. Nồi nào có nhiệt độ thấp hơn thì áp suất của nó cũng thấp hơn nhiều so với nồi có nhiệt độ cao.

Để giúp các bạn hiểu hơn về Áp suất chất lỏng và câu hỏi Áp suất chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào? Toploigiai đã mang tới bài mở rộng kiến thức sau đây, mời các bạn cùng tham khảo.


1. Áp suất chất lỏng là gì?

Thí nghiệm chứng minh sự tồn tại của áp suất chất lỏng: Đổ một lượng nước vào trong một bình hình trụ, được bịt bằng màng cao su ở đáy và hai lỗ ở thành bình thấy màng cao su bị biến dạng.

+ Các màng cao su bị biến dạng chứng tỏ chất lỏng gây ra áp suất lên đáy bình và thành bình.

+ Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương chứ không theo một phương như chất rắn.

=> Do có trọng lượng mà chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.

Áp suất chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào

=> Áp suất chất lỏng là một lực đẩy của chất lỏng truyền trong các đường ống. Lực đẩy càng nhanh thì áp suất càng mạnh; lực đẩy càng yếu thì áp suất càng thấp. Chât lỏng ở đây có thể là nước; dầu…

Không chỉ áp suất chất lỏng; mà tất cả áp suất các lưu chất như chất khí; khí nén hoàn toàn như nhau

Ví dụ:

Trên một đường ống bơm nước; nếu tăng áp lực máy bơm lên thì lượng nước chảy vào bồn nhanh đầy. Lúc này; áp suất trong đường ống đang tăng mạnh

Hoặc ta dùng bơm xe đạp đẩy một lực hơi mạnh vào một quả bóng bay; lúc này lượng khí va vào thành quả bóng làm cho quả bóng căng phồng ra. Đây chính là một áp lực khí hay còn gọi là áp suất khí.

>>> Tham khảo: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng?


2. Công thức tính áp suất chất lỏng

Giả sử ta có một khối chất lỏng hình trụ, chiều cao h, trọng lượng riêng của chất lỏng là d

Ta có công thức tính áp suất chất lỏng gây ra tại đáy bình là:

p=d.hp=d.h

Trong đó:

+ p: áp suất ở đáy cột chất lỏng (Pa)

+ h: là độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm tính áp suất (m)

+ d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)

Chứng minh công thức như sau:

Ta có p=F/s Mà F= p=10.m=10.D.V=10D.S.h=d.S.h

Từ đó suy ra: p= (d.S.h)/S=d.h (đpcm)

Công thức này cũng áp dụng cho một điểm bất kỳ trong chất lỏng, chiều cao của cột chất lỏng cũng là độ sâu của điểm đó với mặt thoáng.

>>> Tham khảo: Áp suất phụ thuộc vào những yếu tố nào?


3. Áp suất chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào?

Áp suất chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào

Từ công thức tính P = d.h, ta có thể suy ra áp suất của chất lỏng phụ thuộc vào 2 yếu tố chính. Một là chiều cao của cột mét nước hay còn gọi là chiều cao của chất lỏng trong bình hoặc vật chứa. Hai là trọng lượng riêng của chất lỏng đang xét.

Theo công thức trên, chiều cao (h) tỷ lệ thuận với áp suất. Chính vì thế, chiều cao càng lớn kéo theo áp suất càng lớn và ngược lại.

Ngoài ra, trong thực tế thì áp suất của chất lỏng còn phụ thuộc vào nhiệt độ. Ví dụ, ta xét 2 nồi nước có các điều kiện chiều cao và khối lượng như nhau. Nồi nào có nhiệt độ thấp hơn thì áp suất của nó cũng thấp hơn nhiều so với nồi có nhiệt độ cao.


4. Bài tập về áp suất chất lỏng

Bài 1: Một bể hình hộp chữ nhật có chiều cao 1,5m. Người ta đổ đầy nước vào bể. Áp suất của nước tại điểm cách đáy 0,7m là:

A. 15000Pa      

B. 7000Pa

C. 8000Pa      

D. 23000Pa

Đáp án: C

- Áp suất của nước lên điểm cách đáy thùng 0,7m là:

p = d.h = 10000.(1,5 – 0,7) = 8000N/m2 = 8000Pa

Bài 2: Hai bình có tiết diện bằng nhau. Bình thứ nhất chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d1, chiều cao h1; bình thứ hai chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d2 = 1,5d1, chiều cao h2 = 0,6h1. Nếu gọi áp suất tác dụng lên đáy bình thứ nhất là p1, lên đáy bình thứ 2 là p2 là:

A. p2 = 3p1      

B. p2 = 0,9p1

C. p2 = 9p1      

D. p2 = 0,4p1

Đáp án: B

- Áp suất của nước ở đáy bình thứ nhất là:

p1 = d1.h1

- Áp suất của nước ở đáy bình thứ hai là:

p2 = d2.h2

- Suy ra:

p2= 1,5d1.0,6.h1 = 0,9d1.h1 = 0,9p1

-----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi Áp suất chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào? Hi vọng cùng với một số kiến thức mở rộng về Áp suất chất lỏng sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 26/09/2022 - Cập nhật : 26/09/2022