logo

Anh đứng làm chi trên bãi cát, em hiểu thế nào về câu thơ

icon_facebook

Câu trả lời chính xác nhất:

Câu thơ: "Anh đứng làm chi trên bãi cát" thể hiện con người khí phách của Cao Bá Quát. Ông có cái nhìn tiến bộ và sự lựa chọn sáng suốt: từ bỏ cái cũ đã lỗi thời, khởi nghĩa phản kháng lại triều đình nhà Nguyễn. Ông trăn trở, bức xúc về sự tồn tại và hành động của mình: đứng làm chi trên bãi cát? Ông như đối thoại với mình và cảm thấy sẽ là vô nghĩa nếu vẫn tiếp tục đi trên con đường ấy: Anh đứng làm chi trên bãi cát? Không thể tiếp tục như thế. Không thể đi trên bãi cát mãi như vậy mà cần tìm một con đường khác, lối đi khác. Câu thơ thể hiện khát khao thay đổi cuộc sống đương thời, khát khao một sự đổi mới của nhà thơ.

Bởi vậy câu thơ “Anh đứng làm chi trên bãi cát” thể hiện thái độ dứt khoát của tác giả từ bỏ theo đuổi con đường hoan lộ công danh vô nghĩa.

Để hiểu rõ hơn về câu thơ “Anh đứng làm chi trên bãi cát” và biết được Cao Bá Quát là ai, sự nghiệp văn học của ra sao. Mời các bạn cùng tìm hiểu phần kiến thức dưới đây.


1. Tiểu sử của Cao Bá Quát

- Cao Bá Quát ( 1809 – 1855 ) tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, Mẫn Hiên, người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội).

- Thuở nhỏ, Cao Bá Quát sống trong cảnh nghèo khó, nhưng nổi tiếng là trẻ thông minh, chăm chỉ và văn hay chữ tốt.

- Khoảng tháng 6, tháng 7 âm lịch năm Giáp Dần 1854, nhiều tỉnh ở miền Bắc gặp đại hạn, lại bị nạn châu chấu làm cho mùa màng mất sạch, đời sống người nhân dân hết sức cực khổ; Cao Bá Quát bèn vận động một số sĩ phu yêu nước, các thổ hào ở các vùng Quốc Oai, Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Lạng Sơn... cùng nhau tôn Lê Duy Cự làm minh chủ chống lại nhà Nguyễn.

- Cao Bá Quát làm quốc sư, họp với thổ mục Sơn Tây là Đinh Công Mỹ và Bạch Công Trân dựng cờ nổi dậy tại Mỹ Lương, thuộc vùng Sơn Tây chống lại triều đình đương thời.

- Đang trong quá trình chuẩn bị khởi nghĩa, do có người tố giác nên kế hoạch bị bại lộ. Trước tình thế cấp bách, Cao Bá Quát buộc phải phát lệnh tấn công vào cuối năm 1854.

- Tuy giành được một số thắng lợi, nhưng sau khi quan quân triều đình tập trung phản công thì quân khởi nghĩa liên tiếp bị thất bại.

- Ông đã mất trong cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ phong kiến nhà Nguyễn.

Anh đứng làm chi trên bãi cát, em hiểu thế nào về câu thơ

2. Sự nghiệp văn học của Cao Bá Quát

Ngay khi Cao Bá Quát tham gia cuộc khởi nghĩa ở Mỹ Lương (Sơn Tây), các tác phẩm của ông đã bị triều đình nhà Nguyễn cho thu đốt, cấm tàng trữ và lưu hành, nên đã bị thất lạc không ít. Tuy vậy, trước 1984, nhóm biên soạn sách Thơ văn Cao Bá Quát, đã tìm đến kho sách cổ của Thư viện Khoa học kĩ thuật trung ương (Hà Nội), và sau khi loại trừ những bài chắc chắn không phải của ông, thì số tác phẩm còn sót lại cũng còn được trên ngàn bài được viết bằng thứ chữ Nôm và chữ Hán.

Thơ văn ông bộc phát thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ và chứa đựng tư tưởng khai sáng có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam trong giai đoạn giữa thế kỉ XIX.

Cụ thể là hiện còn 1353 bài thơ và 21 bài văn xuôi, gồm 11 bài viết theo thể ký hoặc luận văn và 10 truyện ngắn viết theo thể truyền kỳ. Trong số này về chữ Nôm, có một số bài hát nói, thơ Đường luật và bài phú Tài tử đa cùng (Bậc tài tử lắm cảnh khốn cùng). Về chữ Hán, khối lượng thơ nhiều hơn, được tập hợp trong các tập: Cao Bá Quát thi tập, Cao Chu Thần di thảo, Cao Chu Thần thi tập, Mẫn Hiên thi tập.

Về mặt nghệ thuật, Cao Bá Quát là một nhà thơ trữ tình với một bút pháp đặc sắc. Ông làm thơ nhanh, có lúc “ứng khẩu thành chương”, nhưng vẫn thể hiện được cảm xúc vẫn dồi dào và sâu lắng. Và mặc dù hình tượng trong thơ ông thường bay bổng, lãng mạn, nhưng trong những bài viết về quê hương thì ông lại sử dụng rất nhiều chi tiết hiện thực gợi cảm.


3. Đôi nét về tác phẩm Bài ca ngắn đi trên bãi cát

- Hoàn cảnh sáng tác: Cao Bá Quát đỗ cử nhân năm 1831 tại trường thi Hà Nội. Sau đó, ông nhiều lần vào kinh đô Huế thi Hội nhưng không đỗ.

+ Bài ca ngắn đi trên bãi cát có thể được hình thành trong những lần Cao Bá Quát đi thi Hội, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng như Quảng Bình, Quảng Trị.

- Thể loại: Bài thơ viết theo thể hành (còn gọi là ca hành).

+ Đây là một thể thơ cổ, có tính chất tự do phóng khoáng, không bị gò bó về số câu, độ dài của câu, niêm luật, bằng trắc, vần điệu.

- Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm.

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1 (4 câu đầu): Hình ảnh đi trên bãi cát và người đi trên bãi cát.

+ Phần 2 (6 câu tiếp theo): Tâm trạng suy tư của người đi đường.

+ Phần 3 (còn lại): Sự bế tắt của người đi đường.

- Giá trị nội dung:

+ Bài thơ là sự chán ghét đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường.

+ Tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ chưa tìm thấy lỗi thoát trên đường đời. Phê phán lối học thuật, sự bảo thủ trì trệ của triều Nguyễn.

- Giá trị nghệ thuật

+ Bài thơ giàu hình ảnh tượng trưng (bãi cát, quán rượu, người đi đường, mặt trời).

+ Âm điệu bi tráng (vừa buồn, vừa có sự phản kháng, âm thầm, quyết liệt đối với xã hội lúc bấy giờ).

Anh đứng làm chi trên bãi cát, em hiểu thế nào về câu thơ

Câu thơ: "Anh đứng làm chi trên bãi cát" thể hiện con người khí phách của Cao Bá Quát. Ông có cái nhìn tiến bộ và sự lựa chọn sáng suốt: từ bỏ cái cũ đã lỗi thời, khởi nghĩa phản kháng lại triều đình nhà Nguyễn. Ông trăn trở, bức xúc về sự tồn tại và hành động của mình: đứng làm chi trên bãi cát? Ông như đối thoại với mình và cảm thấy sẽ là vô nghĩa nếu vẫn tiếp tục đi trên con đường ấy: Anh đứng làm chi trên bãi cát? Không thể tiếp tục như thế. Không thể đi trên bãi cát mãi như vậy mà cần tìm một con đường khác, lối đi khác. Câu thơ thể hiện khát khao thay đổi cuộc sống đương thời, khát khao một sự đổi mới của nhà thơ.

Bởi vậy câu thơ “Anh đứng làm chi trên bãi cát” thể hiện thái độ dứt khoát của tác giả từ bỏ theo đuổi con đường hoan lộ công danh vô nghĩa.

Qua bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” có thể thấy được nhân cách của Cao Bá Quát: Ông chán ghét và phê phán những kẻ bị cám dỗ, bon chen trên con đường danh lợi; ông tự vấn đồng thời cũng tự thức tỉnh bản thân trước con đường khoa cử đã lỗi thời, con đường công danh đầy cám dỗ "Anh đứng làm chi trên bãi cát". Câu thơ thể hiện con người khí phách của Cao Bá Quát, ông có cái nhìn tiến bộ và sự lựa chọn sáng suốt: từ bỏ cái cũ đã lỗi thời, khởi nghĩa phản kháng lại triều đình nhà Nguyễn. Bởi vậy câu thơ “Anh còn đứng làm chi trên bãi cát” thể hiện thái độ dứt khoát của tác giả từ bỏ theo đuổi con đường hoan lộ công danh vô nghĩa.

-----------------------

Trên đây là những kiến thức của Top lời giải cung cấp về câu thơ “Anh đứng làm chi trên bãi cát” và Cao Bá Quát là ai, sự nghiệp văn học của ông ra sao. Mong rằng với những nội dung này sẽ giúp các em hoàn thiện bài văn của mình tốt nhất! 

icon-date
Xuất bản : 26/05/2022 - Cập nhật : 26/05/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads