logo

Anh (chị) hiểu như thế nào về độc lập dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Đáp án cho câu hỏi Anh (chị) hiểu như thế nào về độc lập dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh? Vì sao Người lại khẳng định: “...một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”? Liên hệ tới thực tiễn cách mạng Việt Nam chính xác, dễ hiểu nhất.


1. Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, trong Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới rằng: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy” Ý chí và quyết tâm trên còn được thể hiện trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trong thư gửi Liên hợp quốc năm 1946, một lần nữa Hồ Chí Minh khẳng định: “Nhân dân chúng tôi thành thật mong nuốn hoà binh. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cung để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thô cho Tô quốc và độc lập cho đất nước”


2. Độc lập dân tộc phải gắn liền tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân dân

- Hồ Chí Minh khẳng định dân tộc Việt Nam đương nhiên cũng phải được tự do và binh đẳng về quyền lợi. “Đó là lẽ phải không ai chối cãi được”

- Tông khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công, nước nhà được độc lập và một lần nữa Hồ Chí Minh khẳng định độc lập phải gắn với tự do. Người nói: “Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thi độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gi”.

- Ngoài ra, độc lập cũng phải gắn với cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân dân. Ngay sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh yêu cầu: “Chúng ta phải thực hiện ngay : Làm cho dân có ăn. Làm cho dân có mặc. Làm cho dân có chỗ ở. Làm cho dân có học hành

Anh (chị) hiểu như thế nào về độc lập dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh

3. Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để

- Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để trên tất cả các lĩnh vực. Người nhấn mạnh: độc lập mà người dân không có quyền tự quyết về ngoại giao, không có quân đội riêng, không có nền tài chính riêng…. , thi độc lập đó chẳng có ý nghĩa gi.

- Sau cách mạng Tháng Tám còn gặp nhiều khó khăn, nhất là nạn thu trong giặc ngoài bao vây tứ phía, để bảo vệ nền độc lập thật sự mới giành được, Người đã ký với đại diện Chính phủ Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946, trong đó có đoạn :“Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do có Chính phủ của minh, Nghị viện của minh, quân đội của minh, tài chính của minh”


4. Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ

Vì sao Người lại khẳng định: “...một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”?

Lời dạy trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong: “Bài nói chuyện tại hội nghị chiến tranh du kích”, ngày 13 tháng 7 năm 1952. Đây là giai đoạn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta chuẩn bị chuyển sang tông phản công. Trong nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân và lực lượng vũ trang có biểu hiện trông chờ vào sự giúp đỡ của các nước bạn. Mặt khác, lại xuất hiện tư tưởng nóng vội muốn đánh thắng ngay. Trước tinh hinh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn chấn chỉnh nhận thức, củng cố niềm tin, phát huy nội lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tích cực tham gia thúc đẩy cuộc kháng chiến nhanh chóng giành thắng lợi.

Liên hệ tới thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Lời dạy trên đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thực hiện lời dạy của Người, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã nhận thức rõ chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đoàn kết, thống nhất, phát huy cao độ tinh thần tự lực, tự cường trong thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân, đơn vị, từng địa phương và nhiệm vụ chung của cách mạng. Tinh thần tự lực, tự cường của cả dân tộc là nhân tố quan trọng để làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử phát triển của dân tộc.

icon-date
Xuất bản : 29/07/2022 - Cập nhật : 29/07/2022