logo

Âm phát ra càng to khi

Câu hỏi: Âm phát ra càng to khi nguồn âm…………..

A. Có kích thước càng lớn

B. Dao động mạnh

C. Dao động càng nhanh

D. Có khối lượng càng lớn

Trả lời: Đáp án B: Âm phát ra càng to khi nguồn âm dao động càng mạnh

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về nguồn âm nhé!


1. Nhận biết nguồn âm

Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.

- Sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng của dây cao su, thành cốc, mặt trống,... gọi là dao động.

- Các vật phát ra âm đều dao động.

Âm phát ra càng to khi

2. Độ cao của âm

Tần số

- Số dao động trong một giây là tần số. Đơn vị tần số là héc (Hz).

- Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm)

- Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn.

- Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.

- Dao động càng nhanh (chậm) tần số dao động càng lớn (nhỏ) âm phát ra càng cao (thấp)


3. ĐỘ TO CỦA ÂM

- Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động.

- Biên độ dao động càng lớn, âm càng to.

- Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (dB).

- Người ta có thể dùng máy để đo độ to của âm.


4. SỰ TRUYỀN ÂM

- Âm có thể truyền qua những môi trường như rắn, lỏng, khí và không truyền qua chân không.

VD: Truyền âm trong chất khí: hai người nói chuyện với nhau.

- Truyền âm trong chất rắn: một bạn áp tai vào bàn gỗ, một bạn lấy tay gõ vào bàn.

Truyền âm trong chất lỏng: để một đồng hồ cơ đang chạy vào trong nước.

- Ở các vị trí càng xa nguồn âm thì âm nghe càng nhỏ.

- Trong môi trường khác nhau, âm truyền đi với vận tốc khác nhau. Nhưng nói chung vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.


5. Âm phản xạ, tiếng vang

- Âm dội lại khi gặp một mặt chắn là âm phản xạ.

- Âm gặp mặt chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây.

- Các vật mềm, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.

- Ví dụ: ghế đệm mút. miếng xốp, vải nhung,...

- Các vật cứng, có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém).

- Ví dụ: tấm kim loại, mặt đá hoa, tường gạch.


6. Ứng dụng

- Xác định độ sâu của đáy biển.

- Cách âm cho các phòng hòa nhạc, phóng chiếu bóng, phòng ghi âm.


7. Bài tập trắc nghiệm (có đáp án)

Bài 1: Chọn câu sai:

    A. Tai người có thể nghe được âm có tần số trong một khoảng nhất định.

    B. Đơn vị của tần số là Héc (Hz).

    C. Các âm có độ cao khác nhau có tần số khác nhau.

    D. Căn cứ vào tần số ta chưa thể so sánh được độ cao của âm.

Bài 2: Đặc điểm chung nhất của các nguồn âm là:

    A. Đều cứng         B. Đều hấp thụ âm tốt

    C. Đều phản xạ âm tốt         D. Đều dao động

Bài 3: Trong bài hát “Nhạc rừng” của nhạc sĩ Hoàng Việt có viết:

    “Róc rách, róc rách

    Nước luồn qua khóm trúc”

    Âm thanh được phát ra từ:

    A. Dòng nước dao động         B. Lá cây

    C. Dòng nước và khóm trúc         D. Do lớp không khí trên mặt nước

Bài 4: Ta có thể nghe thấy tiếng vang khi:

    A. Âm phản xạ đến tai ta trước âm phát ra.

    B. Âm phát ra và âm phản xạ đến tai ta cùng một lúc.

    C. Âm phát ra đến tai ta trước âm phản xạ.

    D. Âm phản xạ gặp vật cản.

Bài 5: Có hai loại trống có bề mặt to nhỏ khác nhau, một người gõ vào mặt trống nhỏ và sau đó gõ như thế vào mặt trống lớn. Kết luận nào sau đây là sai?

    A. Trống càng lớn âm thanh phát ra càng trầm.

    B. Trống càng lớn âm thanh phát ra càng cao.

    C. Mặt trống càng căng âm thanh phát ra càng cao.

    D. Gõ dùi trống vào chính giữa mặt trống thì âm phát ra to hơn các vị trí khác.

Bài 6: Khi cả nhà đang xem ti vi ở nhà bỗng nghe thấy tiếng chó sủa dữ dội làm ảnh hưởng đến việc xem phim của gia đình. Sau khi xem điều gì xảy ra thì bé Mai khẳng định là có ai đó đã mở khóa cổng của nhà và bé đã ra khóa cổng lại. Theo em tiếng chó sủa khi nãy có phải là ô nhiễm tiếng ồn không. Hãy chọn kết luận đúng.

    A. Không phải là ô nhiễm tiếng ồn, vì tiếng ồn của chó sủa có độ to không quá lớn.

    B. Cả 3 phương án đúng.

    C. Không phải là ô nhiễm tiếng ồn, vì đây là tiếng ồn có ảnh hưởng tốt.

    D. Đúng là ô nhiễm tiếng ồn.

Bài 7: Khi đo độ to của các âm thanh, âm thanh của tiếng nói chuyện bình thường có độ to là:

    A. 40 dB         B. 50 dB         C. 60 dB         D. 70 dB

Bài 8: Hãy cho biết phát biểu nào dưới đây là sai?

    A. Biên độ dao động tùy thuộc vào độ to nhỏ của dây.

    B. Âm phát ra càng nhỏ thì biên độ dao động càng nhỏ.

    C. Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật khi dao động so với vị trí cân bằng.

    D. Đơn vị đo độ to của âm là Đêxiben (dB)

Bài 9: Hãy xác định câu nào sau đây là đúng?

    A. Siêu âm là âm thanh gây ra ô nhiễm tiếng ồn nhiều nhất.

    B. Hạ âm là âm thanh gây ra ô nhiễm tiếng ồn ít nhất.

    C. Siêu âm, hạ âm không gây ô nhiễm tiếng ồn.

    D. Siêu âm, hạ âm có gây ô nhiễm tiến ồn.

Bài 10: Một vật dao động phát ra âm có tần số 50Hz và một vật khác dao động phát ra âm có tần số 70 Hz. Khẳng định nào sau đây là đúng?

    A. Vật phát ra âm có tần số 70 Hz dao động nhanh hơn.

    B. Vật phát ra âm có tần số 50 Hz có âm nhỏ hơn.

    C. Vật phát ra âm có tần số 70 Hz có âm to hơn.

    D. Vật phát ra âm có tần số 50 Hz bổng hơn.

icon-date
Xuất bản : 21/12/2021 - Cập nhật : 23/12/2021