Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Âm bổng là gì?” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về âm bổng là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.
- Âm bổng hay còn được gọi là âm cao (treble).
-Nếu muốn miêu tả một cách dễ hình dung thì âm bổng là tiếng leng keng của kim loại khi va vào nhau hay giọng chói, giọng chua của con người khi hét lớn. Đây đều là những âm thanh có âm tần cao, từ 6kHz đến 20kHz.
- Vật phát ra âm cao (âm bổng) khi: vật có dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn
Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về âm bổng nhé!
- Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn.
- Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.
- Dao động càng nhanh (chậm) tần số dao động càng lớn (nhỏ) âm phát ra càng cao (thấp)
- Âm trầm, âm bổng phụ thuộc vào tần số dao động của vật.
- Song song với âm trầm và âm trung, âm cao cũng là nền tảng để tạo ra bản nhạc chất lượng. Âm trầm có nhiệm vụ dẫn dắt, làm nền, âm trung tạo sự hài hòa và âm bổng thì tạo điểm nhấn, tạo sự ấn tượng. Dù thiết bị âm nhạc có đắt đỏ, cao cấp đến đâu mà không thể hiện được âm treble xuất sắc thì vẫn bị coi là tầm thường.
- Tiếng Treble được cho là nền tảng tạo ra chất lượng âm thanh hay, điểm nhấn của 1 bản nhạc hoặc 1 ca khúc. Nếu Bass là dẫn dắt, mid là hài hòa thì tất cả 2 âm trên sẽ làm nền cho trable biểu diễn . điều này quan trọng đến nỗi nhiều thiết bị âm nhạc đắt tiền, cao cấp nhưng vẫn bị cho là tầm thường vì thể hiện âm Treble không xuất sắc.
- Thuật ngữ phổ biến khi ta nghe và mô tả âm trable hay: trong,sáng, mượt, ngọt, êm, mịn, nhẹ, dịu .. 1 số người cảm nhận rằng khi trable quá mượt thì sẽ cho ta cảm giác ướt át, ủy mị( tức là yếu đuối), nhưng với quan điểm của cá nhân tôi đó mới là âm trable đỉnh cao, 1 thứ gì đó gọi là " Phiêu " . Một âm tần cao biểu diễn mượt mà đến mức yếu đuối đó mới là chất riêng !
- Thuật ngữ phổ biến khi ta nghe và mô tả âm trable dở: chói, khô, cứng.
a) Âm trầm (hay còn gọi là tiếng bass)
- Khái niệm vật lý cho chúng ta biết rằng âm thanh có tần số càng cao thì âm mà tai người nghe được sẽ càng cao. Tai người có khoảng nghe từ 20Hz-20KHz, và những tiếng bass thường sẽ bao gồm những âm thanh có tần số <200Hz. Đây là dải tần dễ nhận biết nhất trong các dàn âm thanh. Có 3 loại tiếng bass sau đây:
+ Tiếng bass sâu (Deep bass)
+ Tiếng bass trung (Midbass)
+ Tiếng bass cao (Upper bass)
- Tiếng bass là dải tần không thể thiếu để tạo nên chất lượng của âm thanh, nhưng nó cũng cần có sự tinh tế, phối hợp hài hòa với 2 dải tần còn lại, chứ còn nếu quá nhiều tiếng bass thì sẽ làm mờ đi 2 dải tần còn lại, lúc này âm thanh nghe sẽ rất khô khan, không tạo được cảm xúc cho người nghe.
b) Âm trung (tiếng mid)
- Âm trung là âm mid, diễn tả một cách dễ hiểu thì là những âm thanh có tần số trung bình, ở khoảng giữa, là âm thanh bình thường của mọi vật không quá to mà cũng không quá nhỏ: giọng của con người khi nói chuyện, tiếng xào xạc của lá cây,... Vì vậy, đôi tai của chúng ta cũng rất dễ nhận biết và nhạy, quen thuộc với âm trung. Nhưng cũng vì quá quen thuộc mà đôi khi người ta đánh giá thấp tầm quan trọng của loại âm này trong thưởng thức âm nhạc. Âm trung thường sẽ có tần số <1KHz.
- Người ta thường đánh giá âm trung ở các yếu tố như: âm thanh nghe rõ ràng, có độ ấm, dễ chịu chứ không quá "chát", chói tai. Và đây cũng là dải tần mà người nghe cảm nhận rõ ràng nhất trong quá trình thưởng thức âm nhạc của mình. Âm trung quá mỏng hoặc quá cứng sẽ gây cho người nghe cảm giác thô.
- Âm trung hay được tạo nên bởi sự hài hòa. Sự hài hòa ở đây là hài hòa trong tổng thể mọi nhạc cụ, mọi âm thanh cùng với giọng hát của người hát (đối với bản nhạc có lời). Âm trung đạt chuẩn không quá khó để tái tạo như âm bổng và âm trầm nhưng cũng không thể xem nhẹ.
- Ví dụ về độ to của âm:
+ Tiếng nói thì thầm: 20 dB
+ Tiếng nói chuyện bình thường: 40 dB
+ Tiếng nhạc to: 60 dB
- Tiếng vang là 1 biểu hiện của âm phản xạ vì: Tai ta nghe đc tiếng vang khi âm truyền đến vách đá rồi phản xạ lại đến tai ta chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tại 1 khoảng thời gian ít nhất là 1 phần 15 giây. (phản xạ âm thanh)