logo

Ai tìm ra Thái Bình Dương?

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi “Ai tìm ra Thái Bình Dương?” Cùng với kiến thức tham khảo là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn tích luỹ thêm kiến thức 


Trả lời câu hỏi: Ai tìm ra Thái Bình Dương?

Người tìm ra Thái Bình Dương là  nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan, Ông đã dẫn đầu chuyến thám hiểm vòng quanh thế giới bằng thuyền của người Tây Ban Nha khởi hành vào năm 1519. Magellan gọi đại dương này là Pacífico (yên bình)

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về Thái Bình Dương nhé!


Kiến thức tham khảo về Thái Bình Dương.


1. Thái Bình Dương 

- Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất Thế Giới, nó trải dài từ Bắc Băng Dương ở phía bắc đến Nam Băng Dương (hay châu Nam Cực phụ thuộc định nghĩa) ở phía nam, bao quanh là châu Á và châu Úc ở phía Tây và châu Mỹ ở phía đông.

- Thái Bình Dương có diện tích 165,25 triệu km2 (63,8 triệu dặm2), chiếm 46% diện tích bề mặt vùng nước, bằng khoảng một phần ba tổng diện tích bề mặt Trái Đất và lớn hơn diện tích của mọi phần đất trên Trái Đất cộng lại. Đường xích đạo chia Thái Bình Dương thành hai phần "Bắc Thái Bình Dương" và "Nam Thái Bình Dương". Chiều rộng Đông-Tây lớn nhất của đại dương là ở khoảng vĩ độ 5°B, tại đó nó trải dài 19.800 km (12.300 dặm) từ Indonesia đến bờ biển Colombia. Điểm sâu nhất của lớp vỏ Trái Đất nằm trong rãnh Mariana ở Tây Bắc Thái Bình Dương với độ sâu 10.911 m (35.797 ft).

- Mặc dù người châu Á và châu Đại Dương đã du hành trên Thái Bình Dương từ thời tiền sử, vùng Đông Thái Bình Dương mới lần đầu được quan sát bởi người châu Âu vào đầu thế kỷ XVI khi nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Vasco Núñez de Balboa vượt eo đất Panama vào năm 1513 và khám phá ra "biển phương Nam" lớn, ông đã đặt tên cho nó là Mar del Sur. Tên gọi hiện tại khởi nguồn từ nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan với chuyến hành trình vòng quanh thế giới của ông vào năm 1521. Magellan gặp thời tiết thuận lợi trong quãng thời gian di chuyển trên đại dương này, bởi vậy ông đã gọi nó là Mar Pacifico, có nghĩa "biển thái bình" cả trong tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.


2. Nguồn gốc

- Có một số lý thuyết khoa học nói rằng nước tồn tại trên hành tinh của chúng ta bắt đầu xuất hiện do hệ quả của hoạt động núi lửa của từng loại với lực quay liên quan đến việc hình thành vũ trụ. Điều này có nghĩa là khoảng 10% lượng nước tồn tại trên hành tinh đã tồn tại từ nguồn gốc. Tuy nhiên, nó chỉ lây lan bề ngoài xung quanh toàn bộ lãnh thổ.

[CHUẨN NHẤT] Ai tìm ra Thái Bình Dương?

- Đại dương này, ngày nay vẫn còn, vẫn là một trong những ẩn số lớn trong lĩnh vực địa chất. Một trong những lý thuyết được sử dụng nhiều nhất để chỉ ra sự ra đời của Thái Bình Dương là nó xảy ra do sự hội tụ của một số mảng cho phép giao nhau. Tại nơi hội tụ của các loài thực vật, một cái hố đã được tạo ra để dung nham có thể đông đặc lại, tạo nên những nền móng đại dương rộng lớn nhất trên thế giới.

- Không có bằng chứng cho thấy điều này đã xảy ra, nhưng nó là một trong những hiện tượng phổ biến nhất hiện nay. Và rất phức tạp để có thể chứng minh lý thuyết này và bất kỳ lý thuyết nào khác. Một giả thuyết khác về nguồn gốc của Thái Bình Dương đến từ một nhóm sinh viên đề xuất rằng khi một mảng kiến ​​tạo mới hình thành, nó được tạo ra bởi sự gặp gỡ của hai mảng khác trong một đứt gãy. Trong trường hợp của những tấm này, nó di chuyển sang hai bên và tạo ra một tình huống không ổn định mà từ đó xuất hiện một giao lộ hoặc lỗ hổng. Đó là nơi mà đại dương này sẽ bắt nguồn.


3. Khí hậu ở Thái bình dương

- Tác động của El Niño và La Niña đến Bắc Mỹ  lúc mạnh nhất trong ngày 12 tháng 10 năm 1979

- Mô hình khí hậu của hai nửa bán cầu Bắc và Nam nhìn chung là sự phản chiếu lẫn nhau. Trong khi gió mậu dịch hoạt động ổn định ở Đông và Nam Thái Bình Dương thì ở Bắc Thái Bình Dương, điều kiện thời tiết là đa dạng hơn hẳn; một ví dụ là nhiệt độ thấp tại vùng duyên hải phía đông nước Nga trái ngược với khí hậu ôn hòa ở British Columbia trong những tháng mùa đông do sự khác biệt về dòng hải lưu.

- Ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Thái Bình Dương, El Niño - Dao động phương Nam (ENSO) là nhân tố tác động đến tình trạng thời tiết. Để xác định thời kỳ ENSO, người ta tính toán nhiệt độ bề mặt đại dương trung bình trong vòng ba tháng gần nhất tại khu vực cách Hawaii khoảng 3000 km (1900 dặm) về phía đông nam; nếu nhiệt độ đó cao hoặc thấp hơn 0,5 °C (0,9 °F) so với trung bình, thì El Niño hoặc La Niña được xem là đang có sự tiến triển.

- Ở vùng nhiệt đới Tây Thái Bình Dương, mùa mưa xảy ra vào những tháng hè và nó có mối liên hệ với gió mùa; trái ngược với những cơn gió lạnh khô thổi trên đại dương vào mùa đông có nguồn gốc từ đất liền châu Á. Trên Trái Đất, xoáy thuận nhiệt đới (thường gọi là bão) hoạt động đỉnh điểm vào giai đoạn cuối mùa hè, thời điểm mà sự chênh lệch giữa nhiệt độ bề mặt đại dương và nhiệt độ trên cao là lớn nhất; tuy nhiên, mỗi khu vực có một mô hình mùa bão khác biệt. Trên quy mô toàn cầu, tháng 5 là tháng bão ít hoạt động nhất, còn tháng 9 là tháng hoạt động mạnh nhất. Tháng 11 là tháng duy nhất mà tất cả các khu vực xoáy thuận nhiệt đới đều cùng trong giai đoạn hoạt động chính thức. Xoáy thuận nhiệt đới có khả năng hình thành ở vùng biển phía nam Mexico, sau đó tấn công vùng duyên hải Tây Mexico và thi thoảng là vùng Tây Nam Hoa Kỳ trong khoảng tháng 6 đến tháng 10; còn ở Tây Thái Bình Dương, chúng hình thành và di chuyển vào đất liền Đông Á và Đông Nam Á chủ yếu trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 12.

- Xa về vùng cực Bắc, băng xuất hiện nhiều nhất từ tháng 10 đến tháng 5; trong khi sương mù hiện hữu bền bỉ từ tháng 6 đến tháng 12. Áp thấp ở vịnh Alaska duy trì tình trạng ẩm ướt và ấm áp trong những tháng mùa đông cho vùng duyên hải phía nam. Ở những khu vực vĩ độ trung, gió Tây và dòng tia (dòng khí hẹp thổi trên cao) có thể rất mạnh, đặc biệt là ở Nam bán cầu do sự khác biệt về nhiệt độ giữa vùng nhiệt đới và châu Nam Cực, nơi ghi nhận nhiệt độ thấp nhất trên hành tinh mà con người từng đo được.

icon-date
Xuất bản : 15/03/2022 - Cập nhật : 16/03/2022