logo

Ai là người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường?

Câu trả lời chính xác nhất: Theo Khoản 5 Điều 32 Luật giao thông đường bộ năm 2018 của nước ta, quy định như sau: “Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.” Vậy nên mọi người đều có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi qua đường.

Để giúp các bạn hiểu hơn về câu hỏi Ai là người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường? Và một số kiến thức mở rộng khác liên quan tới Luật giao thông đường bộ, Toploigiai đã mang tới bài mở rộng kiến thức dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo.


1. Luật giao thông đường bộ là ?

Đạo luật quy định quy tắc giao thông đường bộ; các điều kiện bảo đảm an toàn giao thông đường bộ của kết cấu hạ tầng, phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ, hoạt động vận tải đường bộ. Để tăng cường hiệu lực quản lí nhà nước, đề cao ý thức trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm bảo đảm giao thông đường bộ thông suốt, trật tự, an toàn, thuận lợi, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, ngày 29.6.2001, Quốc hội Khóa X đã thông qua Luật giao thông đường bộ (Luật số 26/2001/QH10) và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01.01.2002. Đây là văn bản luật về giao thông đường bộ đầu tiên trong lịch sử lập pháp của nước ta. Luật gồm 77 điều được chia thành 9 chương: Chương I - Những quy định chung (Điều 1 đến Điều 8); Chương II - Quy tắc giao thông đường bộ (Điều 9 đến Điều 36); Chương lIl - Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (Điều 37 đến Điều 47), Chương IV - Phương tiện tham gia giao thông đường bộ (Điều 48 đến Điều 52); Chương V - Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ (Điều 53 đến Điều 58); Chương VI - Vận tải đường bộ (Điều 59 đến Điều 67); Chương VỊI - Quản lí nhà nước về giao thông đường bộ (Điều 68 đến Điều 73); Chương VIII - Khen thưởng, xử lí vi phạm (Điều 74 đến Điều 75); Chương IX - Điều khoản thi hành (Điều 76 đến Điều 77).

>>> Tham khảo: Luật Giao thông đường bộ hiện hành được ban hành năm nào?

Ai là người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường?

2. Một số câu hỏi tìm hiểu luật an toàn giao thông đường bộ

a. Hành vi điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau: Thực hiện hành vi vi phạm trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

b. Quy định giới hạn tốc độ là bao nhiêu?

Đối với xe máy, giới hạn tốc độ là 40km/ giờ ở khu vực thành thị và 60km/ giờ trên đường cao tốc và đường nông thôn – trừ khi các biển báo cho người tham gia giao thông biết. Cảnh sát giao thông đã thiết lập các trạm kiểm soát với súng radar và máy ảnh trong những chạm chốt nhất định trên đoạn đường tham gia giao thông, vì vậy bạn sẽ không có nhiều sự lựa chọn ngoài việc phải trả tiền phạt nếu bị bắt vì đi quá tốc độ.

c. Ai là người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường?

Theo Khoản 5 Điều 32 Luật giao thông đường bộ năm 2018 của nước ta, quy định như sau: “Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.” Vậy nên mọi người đều có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi qua đường.

d. Hệ thống báo hiệu đường bộ được quy định thế nào?

Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

Riêng tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:

- Tín hiệu xanh là được đi.

- Tín hiệu đỏ là cấm đi.

- Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

>>> Tham khảo: Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người điều khiến, người ngôi trên xe mô tô hai bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách


3. Một số giải pháp nâng cao ý thức của mọi người khi tham gia giao thông đường bộ

- Trước khi tham gia giao thông phải kiểm tra mức độ an toàn của phương tiện.

- Phải đảm bảo đầy đủ giấy tờ theo quy định khi tham gia giao thông.

- Phải đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng.

- Đi đúng làn đường, phần đường, vạch đường… theo quy định, luôn luôn có thái độ chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông.

- Bảo đảm đi đúng tốc độ, giữ khoảng cách an toàn, tập trung và chú ý quan sát khi lái xe; nêu cao ý thức nhường đường, chuyển hướng (rẽ trái, rẽ phải)… đúng quy định; rèn luyện tính kiên nhẫn, chờ đợi khi gặp đèn tín hiệu giao thông hay tắc đường; phải biết giúp đỡ người bị TNGT.

- Rèn luyện nếp sống văn hoá trong giao thông và thực hiện tốt quy ước “Bốn không, ba có” do Ủy Ban An toàn Giao thông quốc gia đã kêu gọi toàn dân thực hiện khi tham gia giao thông (Bốn không gồm: Không uống rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ, vận hành phương tiện không đủ giấy tờ quy định; không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, hành lang bảo vệ an toàn giao thông; không có thói hư tật xấu trong ứng xử với mọi người cùng tham gia giao thông cũng như khi xảy ra tai nạn giao thông; không để xảy ra tai nạn khi tham gia giao thông. Ba có gồm: có hiểu biết đầy đủ pháp luật về giao thông; có ý thức trách nhiệm cao nhất với bản thân và cộng đồng; có hành vi ứng xử văn hoá, hợp tác giúp đỡ người bị nạn khi xảy ra TNGT).

----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về câu hỏi Ai là người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường? Và một số kiến thức mở rộng khác liên quan tới Luật An toàn giao thông đường bộ. Hi vọng những kiến thức chúng tôi cung cấp sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo. 

icon-date
Xuất bản : 02/12/2022 - Cập nhật : 02/12/2022