Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “500ma bằng bao nhiêu a?” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về Ampe là tài liệu học tập môn Vật lý 7 bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.
Theo quy ước của hệ đo lường quốc tế SI thì:
1mA = 0,001 A
→ 500mA = 0,5 A
Ampe hay còn được gọi là am-pe. Đây là một đơn vị dùng để đo cường độ dòng điện I trong hệ SI.
Đơn vị đo dòng điện A là việc thể hiện giá trị một dòng dòng điện cố định, nếu nó chạy trong hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn có tiết diện không đáng kể, đặt cách nhau 1 mét trong chân không, thì sinh ra một lực giữa hai dây này bằng 2×10-7 niutơn trên một mét chiều dài.
Ampe có ký hiệu là A.
1 Ampe tương ứng với dòng chuyển động của 6,24150948 · 1018 điện tử e (1 culông) trên giây qua 1 diện tích dây dẫn.
Hiện nay, chúng ta đang sử dụng một số loại Ampe kế thông dụng đó là:
- Ampe kế can thiệp: Đây là loại ampe kế được mắc nối tiếp với dây điện và loại ampe kế này sẽ tiêu thụ một lượng nhỏ hiệu điện thế nhỏ trong mạch. Loại ampe kế này hiện đang có: Ampe kế sắt từ, khung quay, điện tử,…
- Ampe kế không can thiệp: Loại Ampe này phải được lắp đặt như một phần của mạch điện và nó không thể dùng cho những mạch điện cố định khó thay đổi. Loại ampe kế này khi đó sẽ không ảnh hưởng đến nguồn điện nhưng độ chính xác lại không quá cao. Ampe kế không can thiệp thường được sử dụng là Ampe kế kìm.
I=U/R
Trong đó:
- U: Là hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn điện, đo bằng vôn (V).
- I: Là cường độ dòng điện đi qua vật dẫn điện, đo bằng ampe (A).
- R: Là điện trở của vật dẫn điện, đo bằng Ohm (Ω).
Ampe được đặt tên theo nhà vật lý và toán học người Pháp André-Marie Ampère (1775 - 1836), người đã nghiên cứu ra điện từ và đặt nền móng của ngành điện động lực học. Để ghi nhận những đóng góp của Ampère trong việc tạo ra khoa học điện hiện đại, một công ước quốc tế được ký kết tại Triển lãm Quốc tế về Điện năm 1881, đã xác định ampe làm đơn vị đo điện tiêu chuẩn cho dòng điện.
Ampe ban đầu được định nghĩa là một phần mười đơn vị của dòng điện trong hệ đơn vị cm-gam-giây. Đơn vị đó thời nay gọi là abampere (abA), được định nghĩa là lượng dòng điện tạo ra lực hai dyne trên một cm chiều dài giữa hai dây cách nhau một cm. Kích thước của đơn vị được chọn để các đơn vị bắt nguồn từ nó trong hệ thống MKSA sẽ được định cỡ thuận tiện.
"Ampe quốc tế" là định nghĩa sớm của ampe, có nghĩa là dòng điện sẽ tạo ra 0,001118 gram bạc mỗi giây từ dung dịch bạc nitrat. Sau đó, các phép đo chính xác hơn cho thấy dòng điện này là 0,99985 A.
Vì công suất được định nghĩa là tích của dòng điện và điện áp, nên ampe có thể biểu thị thay thế theo các đơn vị khác bằng cách sử dụng mối quan hệ I = P/V, và do đó 1 A = 1 W/V. Dòng điện có thể được đo bằng đồng hồ vạn năng, một thiết bị có thể đo điện áp, dòng điện và điện trở.
Khi dùng ampe kế để đo cường độ dòng điện người dùng cần phải mắc chốt dương (+) của ampe kế với cực dương (+) của nguồn điện với nhau.
Lưu ý: Không được mắc 2 chốt của ampe kế trực tiếp vào hai cực của nguồn điện để tránh làm hư hỏng Ampe kế và chập cháy dòng điện.
Tiếp theo, kiểm tra và điều chỉnh kim của ampe kế sao cho nó chỉ đúng vạch số 0. Lúc này hãy đóng công tắc và đợi cho kim ampe kế đứng yên. Sau đó, đặt mắt để kim che khuất ảnh của nó trong gương, đọc và ghi giá trị của cường độ dòng điện.
Để đảm bảo thiết bị đưa ra kết quả chính xác cũng như đảm bảo tuổi thọ của máy thì khi sử dụng người dùng nên tuân thủ một số lưu ý sau:
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng và tham khảo kỹ thuật của các thợ điện chuyên nghiệp khi lần đầu sử dụng thiết bị.
- Giữ phiếu hướng dẫn này để có thể tham khảo ngay khi cần thiết.
- Hãy đảm bảo rằng thiết bị được sử dụng đúng mục đích và thực hiện theo đúng quy trình được hướng dẫn.
Sở dĩ có được những kết quả trên là do các quy ước của hệ đo lường quốc tế SI, do nhà Toán học và Vật Lý người Pháp (André Marie Ampère)) phát hiện ra.
Lúc này, miliAmpe (mA) được sử dụng như đơn vị đo lường cường độ dòng điện (lượng điện tích di chuyển qua bề mặt trong một đơn vị thời gian và A (Ampe) sẽ tương ứng với dòng dịch chuyển của 6,24150948 x 10^18 (mười ngũ 18) điện tử e (cu lông) trên 1 giây qua dây dẫn.
- 1 Ampe = 1 culông / giây
- 1 A = 1 C/s
Nếu việc ghi nhớ những con số đổi từ mA sang A ở trên là khó khăn đối với bạn, bạn có thể đổi trực tiếp mA sang A thông qua công cụ trực tuyến convertworld.com
Cách làm:
Bước 1: Truy cập vào trang web convertworld.com theo đường dẫn này
Bước 2: Nhập số mA muốn chuyển đổi trong bảng, lựa chọn đơn vị chuyển và xem kết quả trong bảng tính của convertworld.com
Đổi 1 mA bằng bao nhiêu A (Ampe) trên công cụ convertworld.com