Câu trả lời chính xác nhất: Biện pháp tu từ là cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ nhằm giúp diễn đạt lời văn hay, đẹp, biểu cảm và hấp dẫn. Để phục vụ ôn thi tốt nghiệp THPT có 12 biện pháp tu từ các bạn cần ghi nhớ. Vậy nên Toploigiai đã mang tới bài tìm hiểu về 12 biện pháp tu từ phục vụ ôn thi tốt nghiệp thpt dưới đây để giúp các bạn củng cố kiến thức. Mời các bạn cùng tham khảo.
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng với nhau làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Những dấu hiệu để nhận biết trong câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh đó là câu có sử dụng những từ sau: như, là, giống như.
Cấu trúc so sánh thường hay gặp nhất có dạng: A là B, A như B hay Bao nhiêu ... Bấy nhiêu.
Có 2 loại so sánh thường gặp: so sánh ngang bằng (A như B) hay So sánh không ngang bằng (A so với B hơn hay kém)
Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng hoặc gọi để mô tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, động vật… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
Tác dụng của biện pháp này bao gồm:
- Giúp loài vật/cây cối/ trở nên sinh động, gần gũi với con người.
- Các loài vật/cây cối/ con vật có thể biểu thị được suy nghĩ hoặc tình cảm của con người.
Ví dụ: “Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu!”.
=> Với hình ảnh nhân hóa trong đoạn văn trên đã khiến hình ảnh cây tre trở nên gần gũi và thân thuộc hơn.
Ẩn dụ là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
Ví dụ:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Kẻ trồng cây: hình ảnh ẩn dụ, ám chỉ người lao động, tạo ra giá trị bằng sức lao động
- Ẩn dụ hình thức: người nói hoặc viết giấu đi một phần ý nghĩa.
- Ẩn dụ cách thức: thể hiện một vấn đề bằng nhiều cách, việc ẩn dụ này giúp người diễn đạt đưa hàm ý vào câu nói.
- Ẩn dụ phẩm chất: có thể thay thế phẩm chất của sự vật hoặc hiện tượng này bằng phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác cả hai phải có nét tương đồng.
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: phép tu từ miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại được miêu tả bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác .
Hoán dụ là phép tu từ trong câu, gọi tên các sự vật, hiện tượng hoặc khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác, dựa trên nét tương cận, gần gũi với nhau nhằm mục đích làm tăng sức gợi hình, gợi cảm, giúp cho sự diễn đạt tốt hơn.
Ví dụ: Hoán dụ trong câu: “Áo chàm đưa buổi phân li”. (Trích Việt Bắc - Tố Hữu)
=> Người Việt Bắc trong cuộc sống thường mặc áo chàm. Tác giả câu thơ này dùng “áo chàm” giúp người đọc có sự liên tưởng, gần gũi ngay đến người Việt Bắc.
Hoán dụ có tác dụng tăng sức gợi hình, gợi cảm giúp cho sự diễn đạt có tính hiệu quả cao. Từ đó, cho thấy sự phổ biến của phép tu từ này trong văn học.
Điệp ngữ là biện pháp tu từ chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc cụm từ nhiều lần trong một câu nói, đoạn văn, đoạn thơ. Mục đích là để gây sự chú ý, liệt kê, nhấn mạnh, khẳng định… một vấn đề nào đó.
Điệp ngữ có thể lặp lại nguyên văn một câu, một đoạn hoặc vài từ bất kỳ.
Ví dụ: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
“Học, học nữa, học mãi”
Chơi chữ là cách biến hóa ngôn từ kết hợp tính nghệ thuật của người Việt. Nó được sử dụng phổ biến trong thơ ca chính thống và ca dao, tục ngữ gắn liền trong cuộc sống đời thường. Biện pháp tu từ này có tác dụng làm câu thơ, lời văn thêm phần dí dỏm, trào phúng và có tính giáo dục cao.
Ví dụ:
“Một con cá đối nằm trên cối đá, Hai con cá đối nằm trên cối đá”.
“Thầy giáo, tháo giày đi dép lốp”.
“Con mỏ kiến đậu trên miếng cỏ. Chim vàng lông đậu cạnh vồng lang”.
Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
– Nói quá sử dụng trong khẩu ngữ hàng ngày như lo sốt vó, buồn nẫu ruột, tức sôi máu, vắt chân lên cổ, mệt đứt hơi…
– Không chỉ vậy phép tu từ nói quá còn dùng trong các tác phẩm văn học cụ thể như các bài ca dao, châm biếm, anh hùng ca.
Ví dụ:
– Bài toán khó quá nghĩ nát óc mà không ra. → “Nghĩ nát óc” là phép nói quá.
Nói giảm nói tránh là một cách sử dụng từ ngữ nhằm giảm nhẹ sự đau buồn, nặng nề, sự thô tục trong cách diễn đạt, tạo nên sự lịch sự, tế nhị, nhẹ nhàng trong cách diễn đạt, cách nói và cách viết.
Nói giảm nói tránh không phải là một biện pháp tu từ mang nhiều dụng ý về mặt nghệ thuật, xong là một biện pháp tu từ không thể thiếu dễ cách diễn đạt được nhuần nhụy, lịch sự và nhẹ nhàng bớt phần nào.
Ví dụ: Một bác sĩ đi ra từ phòng cấp cứu, nói với chúng tôi: “Chia buồn cùng gia đình, chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng bệnh nhân không qua khỏi”
(“Không qua khỏi’’ ở đây là “chết”, bác sĩ nói như vậy để giảm cảm giác đau buồn cho người nhà bệnh nhân)
Tương phản đối lập là biện pháp tu từ bằng cách sử dụng những từ ngữ đối lập, tương phản nhau về nghĩa, những từ trái nghĩa nhau, trái ngược nhau hoàn toàn với mục đích là tăng hiệu quả sự diễn đạt, tăng sự gợi hình, gợi cảm cho văn bản.
Nó còn có tác dụng để so sánh, đánh giá những hình ảnh trái ngược nhau và làm nổi bật một hình ảnh có tầm ảnh hưởng lớn hơn.
Sự tương phản – đối lập có thể giúp người đọc, người nghe hình dung được đâu là điều đúng, điều sai trong văn bản.
Ví dụ: Gần mực thì đen – gần đèn thì sáng. Những hình ảnh tương phản nhau là “đen – sáng” ý muốn nói con người nếu muốn học những điều hay lẽ phải thì nên chọn đúng bạn mà chơi.
Ðảo ngữ là biện pháp thay đổi vị trí các thành phần cú pháp mà không làm thay đổi nội dung thông báo của câu.
– Tác dụng: Ðảo ngữ có tác dụng nhấn mạnh nội dung diễn đạt.
Ví dụ: Từ những năm đau thương chiến đấu
Ðã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hiền hậu
Ðã bật lên tiếng thét căm hờn. (Ðất nước- Nguyễn Ðình Thi )
– Một số hình thức đảo ngữ:
+ Ðảo vị ngữ: Thánh thót tàu tiêu mấy hạt mưa
Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ
Xanh om cổ thụ tròn xoe tán
Trắng xoá tràng giang phẳng lặng tờ. ( Hồ Xuân Hương )
+ Ðảo bổ ngữ: Cho cuộc đời, cho Tổ quốc thương yêu
Ta đã làm gì ? Và được bao nhiêu ?
Liệt kê là biện pháp tu từ sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.
Ví dụ:
“Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!”
(Người con gái anh hùng – Trần Thị Lý)
Dấu chấm lửng, được hiểu là còn nhiều tên của các nhân vật tương tự, có vị trí và tài năng như các tên đã liệt kê trước đó. Thể trạng thái, lời nói ngắt quãng của nhân vật -> sự gấp gáp, nghiêm tọng của vấn đề. Đặt dấu chấm lửng ở đó, để nhấn mạnh nội dung phía sau được nói đến
Công dụng của dấu chấm lửng:
- Tỏ ý còn nhiều sự vật chưa được liệt kê hết
- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng
- Làm giảm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ, hài hước.
-------------------------------------
Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về 12 biện pháp tu từ phục vụ ôn thi tốt nghiệp THPT. Hi vọng với những kiến thức chúng tôi cung cấp sẽ giúp các bạn có kết quả như mong muốn. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.