logo

Tầm quan trọng của sản xuất nông lâm ngư nghiệp là?

Câu trả lời chính xác nhất: Tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân như sau: sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đóng góp một phần không nhỏ vào cơ cấu tổng sản phẩm trong nước. Thêm vào đó ngành nông, lâm, ngư nghiệp sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, và cả trong sản xuất hàng hóa xuất khẩu


1.  Nông, lâm, ngư nghiệp là gì?

- Nông nghiệp là khái niệm chỉ về ngành nghề hay sản nghiệp, đối lập với công nghiệp, dịch vụ bao gồm những ngành lấy đất đai, mặt nước và đồng cỏ làm tư liệu sản xuất chủ yếu.

- Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc dân có chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản và phát huy các chức năng phòng hộ văn hóa, xã hội,... của rừng.

- Ngư nghiệp là ngành kinh tế và là lĩnh vực sản xuất có chức năng và nhiệm vụ nuôi trồng và khai thác các loài thuỷ sản, chủ yếu là cá ở các ao hồ, đầm, ruộng nước, sông ngòi, trong nội địa và ở biển.


2. Tầm quan trọng của sản xuất nông lâm ngư nghiệp là?

Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp có những đóng góp đáng kể trong nền kinh tế quốc dân:

+ Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đóng góp một phần quan trọng vào cơ cấu tổng sản phẩm trong nước.

+ Ngành nông, lâm, ngư nghiệp sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.

+ Ngành nông, lâm, ngư nghiệp có vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hóa xuất khẩu

+ Hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp còn chiếm trên 50% tổng số lao động tham gia vào các ngành kinh tế


3. Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta hiện nay

Thành tựu:

+ Sản xuất lương thực liên tục tăng

+ Bước đầu đã hình thành một số ngành sản xuất hàng hóa với các vùng sản xuất tập trung, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

+ Một số sản phẩm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp đã được xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Hạn chế

+ Năng suất và chất lượng sản phẩm còn thấp

+ Hệ thống giống cây trồng, vật nuôi, cơ sở bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản còn lạc hậu và chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa chất lượng cao.

Ví dụ: Trồng lúa nước vẫn còn làm thủ công, cấy, gặt dựa vào sức người nên sản lượng thấp.

icon-date
Xuất bản : 17/08/2022 - Cập nhật : 01/12/2022