logo

Tác giả - Tác phẩm: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)


I. Tìm hiểu  tác giả Phạm Văn Đồng

- Phạm Văn Đồng sinh năm 1906, mất năm 2000, là một nhà cách mạng lớn của nước ta vào thế kỉ XX

- Quê quán: xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi

- Con đường cách mạng:

   + Tham gia các hoạt động yêu nước và cách mạng từ khi chưa đầy 20 tuổi

   + Từng bị thực dân Pháp bắt, kết tội và đày ra Côn Đảo

   + Đầu những năm 40 của thế kỉ XX, ông cùng một số đồng chí khác được giao nhiệm vụ xây dựng căn cứ địa cách mạng ở vùng biên giới Việt – Trung và sau đó được bầu vào Ủy ban dân tộc giải phóng

   + Sau cách mạng tháng Tám, ông có nhiều cống hiến to lớn trong việc xây dựng và quản lí nhà nước Việt Nam: trưởng phái đoàn tham dự các hội nghị như Hội nghị Giơ-ne-voe và đảm nhiệm các cương vị Bộ trưởng bộ tài chính, Bộ trưởng bộ ngoại giao, phó thủ tướng, thủ tướng...

- Ông còn là một nhà giáo dục tâm huyết và một nhà lí luận văn hóa văn nghệ lớn

- Sự nghiệp sáng tác: các bài hát nói, bài viết sâu sắc, mới mẻ, đầy hào hứng về tiếng Việt và các danh nhân văn hóa Việt Nam như Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh...

>>>Xem thêm: Soạn bài: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (ngắn nhất)

tac-gia-tac-pham-nguyen-dinh-chieu-ngoi-sao-sang-trong-van-nghe-cua-dan-toc

II. Tìm hiểu tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

1. Hoàn cảnh ra đời

Bài viết được viết nhân kỉ niệm 75 năm ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu (3-7-1888) và được đăng trên Tạp chí văn học tháng 7 năm 1963

2. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “cách đây một trăm năm”): Đặt vấn đề: Nguyễn Đình Chiểu – nhà thơ lớn của dân tộc

- Phần 2 (tiếp đó đến “hay của Lục Vân Tiên”): Giải quyết vấn đề

   + Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước

   + Thơ văn yêu nước do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác là tấm gương phản chiếu phong trào chống Pháp bền bỉ, oanh liệt của nhân dân Nam Bộ.

   + Truyện Lục Vân Tiên là tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu, phổ biến trong dân gian Nam Bộ

- Phần 3 (còn lại): Kết thúc vấn đề: Đời sống và sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng cho toàn dân tộc

3. Giá trị nội dung

Bằng cách nhìn, cách nghĩ sâu rộng, mới mẻ và nhiệt tình của một người gắn bó hết mình với đất nước với nhân dân, Phạm Văn Đống đã làm sáng tỏ mối quan hệ khăng khít giữa thơ văn Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh Tổ quốc lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay. Đồng thời, tác giả hết lòng ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu, một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, một ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc Việt Nam

4. Giá trị nghệ thuật

- Bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén

- Kết hợp chặt chẽ nghị luận với biểu cảm

- Hình ảnh, ngôn ngữ đặc sắc

>>>Xem thêm: Phân tích tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

III. Trắc nghiệm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

Câu 1 : Địa danh nào sau đây là quê hương của tác giả Phạm Văn Đồng?

A. Xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi

B. Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

C. Làng Vũ Thạch, Hà Nội

D. Huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây

Câu 2 : Đáp án nào không đúng về tác giả Phạm Văn Đồng?

A. Nhà hoạt động cách mạng xuất sắc

B. Nhà giáo dục tâm huyết

C. Nhà văn hóa, văn nghệ lớn

D. Thầy thuốc

Câu 3 : Từ năm 1929 đến năm 1936, Phạm Văn Đồng bị thực dân Pháp bắt, kết án tù và bị đi đày ở:

A. Côn Đảo

B. Tam Đảo

C. Quảng Ngãi

D. Quảng Trị

Câu 4: Phạm Văn Đồng thường viết thể loại văn học nào?

A. Thơ cách mạng

B. Văn xuôi

C. Tác phẩm nghị luận

D. Truyện ngắn

Câu 5 : Chọn đáp án đúng về văn phong nghị luận của tác giả Phạm Văn Đồng:

A. Ngắn gọn, súc tích, lập luận sắc sảo, chặt chẽ, bằng chứng giàu sức thuyết phục và đa dạng về bút pháp.

B. Văn phong nghị luận của ông đầy nhiệt tình , lôi cuốn người đọc bằng những luận điểm mới mẻ, sâu sắc, lời văn trong sáng nhiều hình ảnh

C. Giàu chất trữ tình chính trị và đậm đà tính dân tộc

D. Sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam.

Câu 6 : Dòng nào dưới đây thể hiện đầy đủ giá trị nghệ thuật của tác phẩm?

A. Có cách nhìn mới mẻ, lập luận chặt chẽ, logic.

B. Kết hợp hài hòa giữa lí lẽ và tình cảm, giàu sức biểu cảm.

C. Luận điểm rõ ràng, có tính thuyết phục, vừa tác động đến lí trí lại thấm sâu vào tình cảm người đọc

D. Cả A, B và C đều đúng.
 Câu 7 : Trong Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc, giá trị nội dung của tác phẩm Lục Vân Tiên là:

A. Là tác phẩm lớn của Nguyễn Đình Chiểu, rất phổ biến trong dân gian, nhất là ở miền Nam

B. Đây là một “chuyện kể”, “chuyện nói”, lời văn “nôm na”, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ truyền bá rộng rãi trong dân gian

C. Đây là tác phẩm dài nhất, lớn nhất thể hiện một phần cuộc đời, hiện thực và khát vọng, mơ ước của Nguyễn Đình Chiểu; với nhân dân miền Nam, tác phẩm rất được yêu mến, truyền tụng

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 8 : Đáp án nào không phải bài học sâu sắc mà tác giả Phạm Văn Đồng muốn gửi gắm qua tác phẩm?

A. Mối quan hệ giữa văn học và đời sống

B. Vai trò của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng

C. Vai trò của người nghệ sĩ trên mặt trận kháng chiến

D. Đốt nén hương lòng tưởng nhớ người con quang vinh của dân tộc

Câu 9 : Trong tác phẩm, Phạm Văn Đồng đã so sánh Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc với tác phẩm nào để khẳng định giá trị của bài văn tế?

A. Bình Ngô đại cáo

B. Hịch tướng sĩ

C. Chiếu cầu hiền

D. Lục Vân Tiên

Câu 10 : Cách đánh giá nào đưới đây không đúng về thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu?

A. Tái hiện lại một thời đau thương và khổ nhục nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc

B. Phần lớn thơ văn Đồ Chiểu là những bài thơ ca ngợi quê hương, đất nước

C. Phần lớn thơ văn Đồ Chiểu là những bài văn tế ca ngợi những anh hùng tận trung với nước và than khóc những liệt sĩ đã trọng nghĩa với dân.

D. Hình tượng những người nghĩa sĩ nông dân chỉ biết cuốc cày đã trở thành anh hùng cứu nước

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 20/06/2022