logo

Soạn bài: Viết bài làm văn số 5. Nghị luận văn học (chi tiết)


Soạn bài: Viết bài làm văn số 5. Nghị luận văn học (chi tiết)

Đề 1 (trang 16 sgk Văn 12 Tập 2)

1. Mở bài: dẫn dắt vào vấn đề và trích dẫn được nhận định.

2. Thân bài:

- Giải thích ý kiến của Nguyễn Văn Siêu:

+ Văn chương là những tác phẩm được tạo nên từ chữ nghĩa, dùng để truyền tải nội dung tư tưởng nào đó.

+ Loại đáng thờ là loại văn chương chân chính, trú trọng vào con người, văn chương để phục vụ cuộc sống của con người.

+ Loại không đáng thờ là loại không tập trung vào cuộc sống của con người, loại văn chương chỉ chú trọng đến câu chữ, hình thức mà không truyền tải nội dung ý nghĩa nào.

- Bình luận ý kiến trên:

+ Ý kiến đúng. Có rất nhiều loại văn chương khác nhau, nhưng thứ văn có giá trị muôn đời, được người đời nhớ đến và ngưỡng vọng thì chỉ là những tác phẩm tập trung vào con người.

+ Xuất phát từ bản chất của văn chương là phản ánh hiện thực, mà hiện thực xã hội không gì khác con người cho nên văn chương không thể không tập trung vào con người.

- Chứng minh ý kiến:

+ Những tác phẩm bất hủ, được sáng tác từ quá khứ nhưng vẫn có giá trị đến hiện tại đều là những tác phẩm có giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc: Lấy ví dụ chứng minh: Nhà thờ Đức bà Pari, Truyện Kiều, Chí Phèo,…

- Nâng cao vấn đề:

+ Một tác phẩm cần sự kết hợp cả nội dung và hình thức, nếu quá chuyên chú vào truyền tải tư tưởng mà bỏ mặc hình thức thì tác phẩm sẽ kém hấp dẫn.

3.Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.

Đề 2 (trang 16 sgk Văn 12 Tập 2)

1. Mở bài: Dẫn dắt vấn đề và trích dẫn nhận định.

2. Thân bài:

- Giải thích nhận định của Buy-phông:

+ Phong cách là những nét riêng biệt, định hình cá nhân này với cá nhân khác. Phong cách trong văn học, bao gồm phong cách của nhà văn, là những nét riêng biệt, độc đáo của nhà văn đó so với những người sáng tác khác.

+ Phong cách chính là người đồng nhất cá tính sáng tạo với cá tính đời thường của nhà văn. Mặt khác, ý kiến khẳng định tính riêng biệt của phong cách

- Bình luận:

+ Ý kiến có những hạt nhân hợp lí, bởi: Yêu cầu khắc nghiệt về sáng tạo trong văn chương. Người nghệ sĩ không được lặp lại người khác, càng không được lặp lại chính mình. Vì thế mỗi tác phẩm là duy nhất. Mỗi người nghệ sĩ cũng “là một, là riêng, là thứ nhất”.

+ Điểm bất hợp lí: Đôi khi phong cách sáng tác không đi liền với con người thực tế của nhà văn. Điều này gắn liền với vấn đề nhà văn và quá trình sáng tạo. Văn chương hơn thế còn là tác phẩm hư cấu, không thể đồng nhất với đời sống thực tế.

- Chứng minh:

+ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du là những người có tấm lòng nhân đạo sâu sắc nên tác phẩm cũng hướng tới thể hiện những giá trị này.

+ Vũ Trọng Phụng tuy toàn viết về những thói xấu xa bỉ ổi, nhưng thực tế nhà văn lại rất hiền lành, ít nói, tránh xa những trốn ăn chơi như trong tác phẩm của ông thường miêu tả.

3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.

Đề 3 (trang 16 sgk Văn 12 Tập 2)

1. Mở bài: dẫn dắt và nêu nhận định.

2. Thân bài:

- Giải thích ý kiến của La Bơ-ruy-e: Ý kiến đã bàn đến giá trị của một tác phẩm không gì khác ở việc giúp nâng cao tinh thần của con người và gợi cho con người lối sống, tình cảm tốt đẹp hơn.

- Bình luận: Ý kiến đúng. Bởi tác phẩm chân chính thì luôn có tác dụng giáo dục, giúp con người sống tích cực hơn. Đó không phải là giáo dục một cách khô cứng, giáo điều mà thông qua hệ thống nhân vật, hình tượng để truyền tải tư tưởng. Bởi vậy, chức năng giáo dục đạt hiệu quả cao hơn khi thông qua các phương thức khác.

Mỗi người cần chọn lựa đọc những tác phẩm có giá trị, để làm phong phú thêm hiểu biết của bản thân mình.

- Chứng minh: thông quan những tác phẩm có giá trị giáo dục cao.

3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác