logo

Soạn bài: Những đứa con trong gia đình

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Những đứa con trong gia đình chi tiết, đây là phiên bản soạn văn 12 chi tiết được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích giúp các bạn học sinh tiếp cận tác phẩm một cách kĩ lưỡng nhất, đầy đủ nhất.


Khái quát về tác giả Nguyễn Thi

Soạn văn 12: Những đứa con trong gia đình


Khái quát về tác phẩm Những đứa con trong gia đình

Tóm tắt: Truyện là mạch hồi ức của nhân vật Việt, một thiếu niên mới 17 tuổi nhưng đã cùng chị xung phong ra mặt trận giết giặc. Hai chị em mang mối thù đậm sâu với giặc: bố và mẹ Việt đã chết vì sự giết tróc, càn quét của địch. Vì thế hai chị em quyết định giao lại nhà cửa, bàn thờ cha mẹ nhờ chú Năm quản lí để có thể yên tâm lên đường ra trận. Ở chiến trường Việt bị thương nặng, và ngất đi tỉnh lại nhiều lần, trong những lần ngất đi ấy, anh nhớ về những kỉ niệm đẹp cùng với gia đình, người thân.

Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu đến bắt đầu xung phong): Việt bị thương ở chiến trường, ngất đi rồi tỉnh lại.

- Phần 2 (còn lại): Kí ức của Việt về câu chuyện hai chị em tranh nhau đi tòng quân

Soạn bài: Những đứa con trong gia đình (chi tiết)


Soạn bài: Những đứa con trong gia đình

Câu 1 (trang 63 sgk Văn 12 Tập 2):

- Tác phẩm chủ yếu được trần thuật từ góc nhìn của nhân vật Việt – người em trong tác phẩm. Việt sau khi đã trở thành một chiến sĩ bộ đội, trong một lần thực hiện nhiệm vụ thì bị thương nặng, lại bị lạc đồng đội, anh đã nhiều lần ngất đi và tỉnh lại. Trong những lần ngất đi ấy, anh đã hồi tưởng lại quá khứ với gia đình, với má, với chị Chiến, với chú Năm.

- Việc lựa chọn điểm nhìn như thế này khiến truyện trở nên chân thật vì được kể bằng chính lời của nhân vật chính, người đọc cũng dễ xúc động và đồng cảm hơn với những nỗi niềm mà nhân vật phải trải qua. Đồng thời mạch truyện cũng có thể xoay chuyển linh hoạt hơn vì đó là dòng hồi ức ngắt quãng của nhân vật.

Câu 2 (trang 64 sgk Văn 12 Tập 2):

Ta có thể dễ dàng nhận thấy truyền thống yêu nước, căm thù giặc, ý chí quyết tâm trả thù nước đền nợ nhà trở thành một mạch nguồn xuyên suốt không chỉ nội dung tác phẩm mà còn trong cả tâm trí của các nhân vật chính. Các thành viên trong gia đình này đều có chung một tình cảm ấy, tuy nhiên ở mỗi người, cách thức thể hiện có đôi chút khác nhau.

Mẹ là người phụ nữ nông dân kiên cường bất khuất, dám cầm rổ đi đòi lại đầu chồng bị giặc chém. Đó là một hình ảnh đầy ấn tượng, gây xúc động mạnh đến độc giả. Chứng kiến hình ảnh truyền lửa ấy của mẹ, Việt và Chiến cũng sớm được bồi đắp tình yêu nước và khát vọng trả thù giặc.

Chú Năm không trực tiếp cầm súng ra trận để bảo vệ gia đình, bảo vệ quê hương đất nước. Nhưng chú có một cách thức đặc biệt để lưu giữ những truyền thống, những gì tốt đẹp nhất của gia đình cũng như những nối đau mà gia đình phải chịu đựng: đó chính là cuốn sổ gia đình. Thông qua cuốn số ấy, chú ghi lại những nỗi đau gia đình phải chịu, những thành tích của các thành viên trong gia đình. Để Việt và Chiến soi vào đó, sống sao cho xứng đáng.

Việt và Chiến được bồi đắp tình yêu nước, thương nhà từ mẹ và chú Năm nên đã sớm xin cầm súng ra trận tiêu diệt giặc.

Câu 3 (trang 64 sgk Văn 12 Tập 2):

Tính cách của hai nhân vật Việt và Chiến vừa có những điểm tương đồng, lại vừa có những điểm khác biệt. Cụ thể như sau:

- Những điểm giống nhau:

+ Cả hai đều được bồi đắp, nuôi dưỡng bằng một tình cảm gia đình hết sức sâu nặng.

+ Cả hai chị em đều chung mối thù giết cha, giết mẹ đối với bọn giặc.

+ Tuy đều sớm trưởng thành, nhưng cũng có những lúc rất hồn nhiên, ngây thơ, sống đúng với lứa tuổi.

+ Hai chị em gan dạ, dũng cảm, lập được nhiều thành tích trong việc tiêu giệt kẻ thù.

- Những điểm khác biệt:

+ Chiến là nữ nên cũng có những lúc rất dịu dàng, làm dáng. Là chị nên cô cũng tỏ ra đảm đang, tháo vát và trưởng thành sớm hơn em. Dù chỉ hơn Việt có một tuổi nhưng cô người lớn hơn hẳn anh.

+ Nhân vật Việt thì rất hồn nhiên, đúng với lứa tuổi 18 đôi mươi. Khi ra trận thì kiên cường, dũng cảm, không sợ chết nhưng lúc ở nhà thì lại còn tị nhau với chị, và đặc biệt là rất sợ ma.

=> Những phẩm chất tốt đẹp, được coi là truyền thống của gia đình đều đang chảy trong huyết quản của hai chị em Việt và Chiến. Việt và Chiến tiêu biểu cho thể hệ thanh niên Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ tổ quốc.

Câu 4 (trang 64 sgk Văn 12 Tập 2):

Khuynh hướng sử thi được thể hiện rất rõ thông qua đoạn trích này. Cụ thể là:

- Đoạn trích ca ngợi những tình cảm lớn, những tình cảm cộng đồng, đó là tình yêu nước, là ý chí căm thù giặc và quyết tâm đánh giặc cứu nước.

- Nhân vật hiện lên là những nhân vật sử thi, với những vẻ đẹp, phẩm chất tiêu biểu cho vẻ đẹp của cộng đồng.

Câu 5 (trang 64 sgk Văn 12 Tập 2):

Đoạn trích cảm động nhất là đoạn hai chị em khiêng bàn thờ sang gửi ở nhà chú Năm. Trước ngày nhập ngũ, hai chị em đã sắp xếp lại nhà cửa đâu ra đấy, cái nào cho đi, cái nào mang quyên góp, còn có mỗi chiếc bàn thờ là vật thiêng liêng nhất trong nhà. Dù lên đường đi chiến đấu nhưng cả hai người không quên nhiệm vụ, trách nhiệm của một người con là lo hương khói cho anh linh cha mẹ. Chi tiết khiêng gửi bàn thờ cho thấy lòng hiếu thảo tình yêu của hai chị em dành cho cha mẹ. Chi tiết này cũng cho thấy sự trưởng thành của hai chị em trong việc gánh vác trách nhiệm gia đình cũng như hoàn thành nghĩa vụ với đất nước.


Luyện tập

Bài 1 (trang 64 sgk Văn 12 Tập 2):

Đoạn đối thoại đã thể hiện rất rõ tâm lí, tích cách của cả hai nhân vật Việt và Chiến, với những nét chung như: tình thương cha mẹ, mối thù và quyết tâm giết giặc.

Bên cạnh đó, đoạn trích cũng thể hiện được những nét tính cách riêng biệt của từng nhân vật. Chiến với tư cách người chị, trưởng thành hơn, biết lo lắng, quán xuyến mọi công việc trong gia đình. Trong khi đó, Việt thì hẵn còn rất ngây thơ, hồn nhiên.


Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác