logo

Soạn bài: Một người Hà Nội

Hướng dẫn Soạn bài Một người Hà Nội chi tiết đầy đủ nhất. Với bản soạn văn 12 này các bạn sẽ được trả lời toàn bộ các câu hỏi trong phần Đọc- hiểu và Luyện tập, qua đó nắm vững nội dung tác phẩm tốt nhất


Khái quát về tác giả Nguyễn Khải

Soạn văn 12: Một người Hà Nội


Soạn bài: Một người Hà Nội

Tóm tắt:

Chuyện kể về cô Hiền, một phụ nữ Hà Nội với những phẩm chất tốt đẹp, được thể hiện một cách sâu sắc thông qua những biến thiên của lịch sử. Dù trong hoàn cảnh nào cô cũng giữ được những cách sống đúng mực, có văn hóa. Cô chính là những hạt bụi vàng của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Soạn bài: Một người Hà Nội (chi tiết)

Câu 1 (trang 98 sgk Văn 12 Tập 2):

Cô Hiền là một người phụ nữ thẳng thắn, độc lập, biết suy nghĩ, cư xử đúng mực, tử tế, cô không giấu giếm thái độ, sự đánh giá của mình đối với chế độ, thời đại, nhưng đồng thời cô có cái nhìn khách quan, không tự biến mình trở thành đối tượng phản động bị theo dõi.

Nét tâm lí ấy bộc lộ ngay từ cách chọn chồng của cô. Cô không chọn lấy  một ông quan hay bất cứ một nhà văn nhà thơ, con người nghệ sĩ nào cả. Cô chọn một bến đỗ an toàn cho cuộc đời mình. Đó là một ông giáo tiếu học bởi chế độ nào cũng cần thầy giáo, mà bọn học sinh tiểu học thì tư tưởng chưa thể phức tạp như những đàn anh, đàn chị của chúng ở trung học, đại học. Những năm tháng tuổi trẻ sống thoải mái là đủ, đến tuổi làm vợ, làm mẹ cô nghiêm túc với duy nhất ông giáo tiểu học đó.

Đứng trước Hà Nội mới, Hà Nội được giải phóng sau 9 năm chống Pháp, Hà Nội với sự thiết lập lại quyền lực của chế độ cộng sản, cô có cái nhìn đầy nghiêm túc. Cô cho rằng người ta vui mừng vì chiến thắng hơi nhiều, điều quan trọng là phải tập trung vào làm kinh tế mà khôi phục lại đất nước. Nghe chồng muốn mở một nhà in, cô gạt đi bằng lí lẽ đầy thuyết phục: mở nhà in tức là thiết lập quan hệ ông chủ và người làm thuê, mà chế độ mới này thì không thích điều đó. Nhờ cách sống khôn ngoan ấy, mà trải qua cuộc đánh tư sản, cô vẫn bình an vô sự. Bởi sự thật là thế, cô không phải là tư sản, không bóc lột ai, thì chính quyền nào có thể làm gì được cô. Cô kiếm sống bằng một nghề đầy chân chính đó là làm hoa giấy.

Khi cả nước bước vào giai đoạn chống Mỹ, cô dạy con biết sống tự trọng, biết cư xử hành động chuẩn mực một con người Hà Nội ngàn năm văn hiến. Vì thế khi các con xin lên đường ra tiền tuyến, cô đau đớn mà bằng lòng. Có người mẹ nào nhìn thấy con đi vào chỗ hiểm nguy mà lại không đau đớn? Nhưng cô đã biết nghĩ cho đại cục, cô biết đặt mình vào vị thế của người khác để nghĩ suy, ứng xử. Đất nước có chiến tranh, thân là công dân một nước, lẽ nào lại không có tự trọng, chỉ biết giương mắt nhìn đất nước bị giày xéo? Những người khác cũng ra mặt trận, con mình lẽ nào lại không đi? Như thế còn mặt mũi nào nhìn bạn bè láng giềng? Cô cũng tỉnh táo khi cho rằng người con đi bộ đội nếu có thể trở về tương lai chắc chắn sẽ không thể kém tươi sáng hơn người con học giỏi được trường đại học giữ lại. Đó là cái nhìn thông suốt đại cuộc.

Đất nước hòa bình, Hà Nội lại quay cuồng trong những vòng xoáy kim tiền, nó khiến cho nhiều người Hà Nội đánh mất đi cách cư xử thanh lịch, tử tế. Nhưng cô Hiền thì khác. Dẫu thế sự có xoay vần như thế nào thì cô vẫn là một người Hà Nội tử tế, một hạt bụi vàng lưu giữ những giá trị tốt đẹp của đất kinh kì. Những con người như cô Hiền tuy nhỏ bé, ít ỏi, nhưng chính những hạt bụi vàng ấy lại có thể làm sống dậy những giá trị tốt đẹp của mảnh đất ngàn năm văn hiến.

Câu 2 (trang 98 sgk Văn 12 Tập 2):

- Tôi là một nhân vật đại diện cho hình ảnh người lính, cho thời đại người lính, một con người đã cùng dân tộc trải qua biết bao trận xoay vần. Trực tiếp tham gia vào lịch sử, lại có cái nhìn khách quan, tinh tế, “Tôi” đã có những cảm nhận rất tinh tế, chuẩn xác về cô Hiền cũng như về một Hà Nội xưa cũ. Đây cũng là một nhân vật có giọng điệu hóm hỉnh, sắc sảo.

- Nhân vật Dũng, một hình ảnh đẹp về người thanh niên Hà Nội tình nguyện lên đường ra mặt trận. Anh sống tử tế đúng như những gì mẹ mình đã dạy. Chính vì thế, anh cảm thấy tội lỗi vì những người đồng đội cùng nhau ra đi, nay chỉ còn mình anh trở về.

- Một số nhân vật xuất hiện cuối thiên truyện, trong chuyến trở lại Hà Nội của nhân vật tôi. Đó là những hạt sạn giữa Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Câu 3 (trang 98 sgk Văn 12 Tập 2):

Cây si bị bật gốc ở đền Ngọc Sơn là một hình tượng nghệ thuật đa nghĩa. Nó không chỉ nói lên qui luật bất diệt của vạn vật đồng thời khẳng định, bằng niềm tin, sự cố gắng, nỗ lực con người có thể tác động tích cực lên qui luật bất biến ấy.

Hình ảnh này cũng đại diện cho hình ảnh Hà Nội. Tuy Hà Nội cũng có những lúc gặp khó khăn, người Hà Nội vì vòng xoáy kim tiền mà đánh mất những chân giá trị quý báu, nhưng giống như cây si kia, chỉ cần mọi người chung tay vào giúp sức, xây dựng lại, Hà Nội nhất định đẹp trở lại, người Hà Nội  nhất định thanh lịch, tử tế trở lại.

Câu 4 (trang 98 sgk Văn 12 Tập 2):

Giọng điệu hài hước, nhưng cũng đầy trải đời, nặng trĩu những suy nghĩ, cảm tình của tác giả dành cho thủ đô văn hiến. Chính giọng điệu này đã khiến truyện ngắn vừa đậm chất tự sự đời thường nhưng cũng rất hiện đại.

Tác giả đã xây dựng được hình tượng cô Hiền rất đặc sắc.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác