logo

Soạn bài: Luật thơ (chi tiết)


Soạn bài: Luật thơ (chi tiết)

1. Những nét giống nhau và khác nhau về cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh (bài Mặt trăng và bài Sóng):

Giống nhau: Cả hai bài thơ mỗi dòng đều có 5 tiếng.

Khác nhau:

- Bài thơ Mặt trăng:

+ Gieo vần: vần ở các câu 2, 4, 6, 8.

+ Ngắt nhịp chẵn lẻ: 2/3

+ Hài thanh: niêm luật chặt chẽ.

- Bài thơ Sóng

+ Gieo vần: vần theo từng khổ 4 câu, có thể thay đổi tương đối tự do.

+ Ngắt nhịp tự do, không cố định.

+ Hài thanh: không tuân theo niêm luật.

2. Sự đổi mới, sáng tạo trong thể thơ 7 tiếng hiện đại so với thơ thất ngôn truyền thống:

- Gieo vần: vần chân ở cuối mỗi dòng 1, 2, 4 giống như thơ thất ngôn đường luật. Ngoài ra còn sử dụng cả vần lung để cho bài thơ trở nên linh hoạt, sáng tạo hơn.

- Ngắt nhịp: không theo truyền thống, có sự tự do hơn.

- Hài thanh: niêm luật linh hoạt, không gò bó.

3. Mô hình âm luật bài thơ Mời trầu:

Quả cau nho nhỏ / miếng trầu hôi

          B           T                 B   B(v)

Này của Xuân Hương / mới quệt rồi

        T                B                  T   B(v)

Có phải duyên nhau / thì thắm lại

       T                 B             T

Đừng xanh như lá / bạc như vôi

           B             T           B  B(v)

4. Ảnh hưởng của thơ thất ngôn Đường luật đối với thơ mới trong đoạn mở đầu Tràng giang (Huy Cận):

- Vần gieo ở cuối câu 2, 4.

- Ngắt nhịp 4/3 như thơ thất ngôn truyền thống.

- Hài thanh theo mô hình thất ngôn bát cú:

  Sóng gợn tràng giang/ buồn điềm điệp (4 - 3)

    T -  T  -  B  -  B  -  B - T  - T

  Con thuyền xuôi mái / mái song song (4 - 3)

      B – B - B - T – T – B - Bv

Thuyền về/ nước lại sầu/ trăm ngả (2-3-2)

     B – B – T – T – B – B - T

Củi một dòng khô/ lạc mấy dòng (4 -3)

      T – T – B – B – T – T – Bv

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác