logo

Câu hỏi C2 trang 156 Vật Lý 12 Bài 30


Bài 30: Hiện tượng quang điện. Thuyết lượng tử ánh sáng

Câu hỏi C2 trang 156 Vật Lý 12 Bài 30

Nêu sự khác biệt giữa giả thuyết Plang với quan niệm thông thường về sự phát xạ và hấp thụ năng lượng.

Lời giải

Sự khác biệt giữa giả thuyết Plang với quan niệm thông thường về sự phát xạ và hấp thụ năng lượng.

Theo quan niệm thông thường: năng lượng được hấp thụ và bức xạ liên tục. Sự phát xạ và hấp thụ năng lượng trao đổi có thể nhỏ bao nhiêu cũng được.

Còn theo giả thuyết của Plang: Năng lượng mà một nguyên tử hay phân tử hấp thụ hay phát xạ có giá trị xác định bằng hf. Lượng năng lượng trao đổi phải là một bội số của hf.

Kiến thức cần nhớ

- Hiện tượng ánh sáng làm bật êlectron ra khỏi mặt kim loại gọi là hiện tượng quang điện.

- Định luật về giới hạn quang điện: Ánh sáng kích thích chỉ có thể làm bật êlectron ra khỏi một kim loại khi bước sóng của nó ngắn hơn hoặc bằng giới hạn quang điện của kim loại đó.

- Giả thuyết Plăng: Lượng năng lượng mà mỗi lần một nguyên tử hay phân tử hấp thụ hay phát xạ có giá trị hoàn toàn xác định và bằng hf; trong đó f là tần số của ánh sáng bị hấp thụ hay được phát ra, còn h là một hằng số.

- Thuyết lượng tử ánh sáng:

+ Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là Phôtôn.

+ Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều giống nhau, mỗi phôtôn mang năng lượng bằng hf.

+ Trọng chân không, phôtôn bay với tốc độ c=3.108 m/s dọc theo các tia sáng.

+ Mỗi lần một nguyên tử hay phân tử phát xạ hoặc hấp thụ ánh sáng thì chúng phát ra hay hấp thụ một phôtôn.

- Hiện tượng quang điện xảy ra do có sự hấp thụ phôtôn trong ánh sáng kích thích bởi êlectron trong kim loại.

(SGK Vật lý 12 – Bài 30 trang 157)

Xem toàn bộ Giải bài tập Vật lý 12: Bài 30. Hiện tượng quang điện. Thuyết lượng tử ánh sáng

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/08/2021