logo

Câu hỏi C1 trang 138 Vật lý 12 Bài 27


Bài 27: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại

Câu hỏi C1 trang 138 Vật lý 12 Bài 27

Một số người gọi tia tử ngoại là "tia cực tím", gọi thế thì sai ở điểm nào?

Lời giải

Gọi tia tử ngoại là tia cực tím là sai, vì tia cực tím là màu tím, mắt thường nhìn thấy được, trong khi tia tử ngoại thì mắt thường không nhìn thấy được.

Kiến thức cần nhớ

- Bức xạ (hay tia) hồng ngoại là bức xạ mà mắt không trông thấy và ở ngoài vùng màu đỏ của quang phổ.

- Bức xạ (hay tia) là bức xạ mà mắt không trông thấy và ở ngoài vùng màu tím của quang phổ.

- Tia hồng ngoại và tia tử ngoại có cùng bản chất với ánh sáng thông thường và đều là sóng điện từ.

- Tia hồng ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng ánh sáng đỏ, tia tử ngoại có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng tím.

- Vật có nhiệt độ cao hơn môi trường xung quanh thì phát bức xạ hồng ngoại ra môi trường. Nguồn hồng ngoại thông dụng là bóng đèn dây tóc, bếp ga, bếp than, điôt hồng ngoại.

- Tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt, tác dụng hóa học. Tia hồng ngoại được ứng dụng để sưởi ấm, sấy khô, làm các bộ phận điều khiển từ xa, để quan sát, quay phim trong đêm,... Vật có nhiệt độ trên 20000C thì phát được tia tử ngoại, nhiệt độ của vật càng cao thì phổ tử ngoại của vật trải càng dài hơn về phía sóng ngắn.

- Tia tử ngoại tác dụng lên phim ảnh, kích thích sự phát quang của kẽm sunfua, kích thích nhiều phản ứng hóa học, làm ion hóa các chất khí, gây hiện tượng quang điện và có tác dụng sinh lí. Do tác dụng diệt khuẩn, tia tử ngoại được sử dụng để diệt trùng thực phẩm, dụng cụ y tế.

(SGK Vật lý 12 – Bài 27 trang 141)

Xem toàn bộ Giải bài tập Vật lý 12: Bài 27. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/08/2021