logo

Bài 11 trang 217 SGK Vật lý 12


Mục lục nội dung

Bài 41: Cấu tạo vũ trụ

Bài 11 (trang 217 SGK Vật lý 12)

Khoảng cách từ Mặt Trăng và Trái Đất đến Mặt Trời coi như bằng nhau. Khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất coi như bằng 300 lần khoảng cách từ Mặt Trăng đến Trái Đất. Khối lượng Mặt Trời coi như bằng 300 lần khối lượng Trái Đất. Xét các lực hấp dẫn mà Mặt Trời và Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng. Lực nào lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?

A. Hai lực bằng nhau

B. Lực hút do Mặt Trời nhỏ hơn

C. Lực hút do Mặt Trời bằng 3/10 lực hút do Trái Đất.

D. Lực hút do Mặt Trời bằng 10/3 lực hút do Trái Đất.


Lời giải

Chọn đáp án D.

Gọi : R1 là khoảng cách từ Mặt Trời đến Mặt Trăng.

R2 là khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời

m là khối lượng của Mặt Trăng.

m1 là khối lượng của Mặt Trời

m2 là khối lượng của Trái Đất

Lực hấp dẫn do Mặt Trời tác dụng lên Mặt Trăng :

Giải bài tập Vật lý 12: Bài 11 trang 217 SGK Vật lý 12 – TopLoigiai

Lực hấp dẫn do Mặt Trăng tác dụng lên Mặt Trời :

Giải bài tập Vật lý 12: Bài 11 trang 217 SGK Vật lý 12 – TopLoigiai
Giải bài tập Vật lý 12: Bài 11 trang 217 SGK Vật lý 12 – TopLoigiai
Giải bài tập Vật lý 12: Bài 11 trang 217 SGK Vật lý 12 – TopLoigiai

Kiến thức cần nhớ

- Vũ trụ có cấu tạo gồm các thiên hà và các đám thiên hà. Nhiều thiên hà có dạng xoắc ốc phẳng. Thiên Hà của chúng ta gọi là Ngân Hà và cũng có dạng nói trên.

- Trong mỗi thiên hà có khoảng một trăm tỉ ngôi sao và tinh vân. Có sao đang ổn định, có sao mới, sao siêu mới, punxa và lỗ đen.

- Mặt Trời là một ngôi sao màu vàng, có nhiệt độ bề mặt 6000 K. Xung quanh Mặt trời có các hành tinh, tiểu hành tinh, sao chổi và thiên thạch.

- Xung quanh hành tinh có các vệ tinh.

(SGK Vật lý 12 – Bài 41 trang 216)

Xem toàn bộ Giải bài tập Vật lý 12: Bài 41. Cấu tạo vũ trụ

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/08/2021